Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 13/09/2018

6 THỰC PHẨM NÊN TRÁNH ĐỂ NGỪA UNG THƯ

Bệnh ung thư hiện nay kết quả điều trị vẫn chưa thực sự khả quan. Trên con đường đi tìm phương pháp điều trị căn bệnh nan y này, các nhà khoa học cũng tìm hiểu những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự biến đổi phân chia các tế bào bất thường như vậy. Câu trả lời là ngoài các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, căng thẳng, cảm xúc... thì chế độ dinh dưỡng cũng là một thủ phạm hàng đầu dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.

   Từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo về việc cần hạn chế các thực phẩm sau đây:

  Chất béo: Những người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, nhiếp tuyến ruột già hơn. Sự liên  quan giữa ung thư ruột già với thực phẩm nhiều chất béo đã được giải thích như sau. Acid mật (bile acid) có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Acid này được vi sinh vật clostridia ở ruột tách ra thành nhiều chất, trong đó có 3-methylchola-threne được coi như có khả năng gây ung thư ruột già. Nếu ăn nhiều chất béo thì lượng acid mật tiết ra càng cao, lượng 3-methylchola-threne càng nhiều, nguy cơ ung thư ruột già rất cao. Còn với bệnh ung thư vú thì ăn nhiều chất béo làm tăng prolactin - những chất được coi như “bạn đồng hành” của ung thư vú.

   Những người cùng lúc ăn nhiều  chất béo và chất đạm thì nguy cơ ung thư lại càng cao hơn, nhất là ung thư vú, dạ con, thận, nhiếp tuyến, ruột già, tụy tạng.

   Rượu: Những người nghiện rượu, uống rượu nhiều trong thời gian dài...rất dễ bị ung thư miệng, thanh quản, thực quản, cuống họng. Xơ cứng gan vì rượu cũng là một trong nhiều nguyên nhân  gây ung thư gan. Ở phụ nữ thường xuyên uống rượu, tỷ lệ mắc ung thư vú cao gấp nhiều lần so với người không uống.

   Thực phẩm tồn dư hóa chất diệt sâu bọ: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thuốc diệt sâu bọ là nguy cơ gây ung thư khi con người tiếp xúc lâu với phân lượng cao như là hít qua phổi, ngấm qua da hoặc lẫn trong thực phẩm.

   Gia vị độc hại: Hiện nay, có hàng ngàn gia vị thực phẩm được sử dụng để bảo quản, tăng mùi vị và màu sắc cho thực phẩm. Theo quy định thì các gia vị này phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhưng trên thực tế, không ít cơ sở đã dùng các gia vị rất độc hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, đường hóa học cyclamate và saccharin đã được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang vẫn dùng ở trên 40 quốc gia. Chất nitrit và nitrat (có trong thực phẩm hun khói) nếu dùng nhiều sẽ gây ung thư gan, ruột già...

   Thực phẩm nước hầm hoặc chiên kỹ: Quá trình hầm hoặc chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh có tác dụng phụ không phải chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa. Do đó, tốt nhất hạn chế ăn các món nướng và chiên.

   Thực phẩm bị mốc: Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì chất lượng thực phẩm.

   Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người. Gạo, lúa mì, đậu, ngô, lạc và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc khi bị ô nhiễm, mốc sẽ sản suất ra chất độc hại gây ung thư là streptozootocinaflatoxin.

   Lời khuyên của bác sĩ để hạn chế ung thư:

  • Ăn nhiều rau qủa tươi và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bởi đây là

nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết sẽ giúp cơ thể có được sức đề kháng tốt nhằm chống lại các yếu tố gây ung thư. Mỗi người mỗi ngày ăn ít nhất là 500g rau tươi và quả chín; nên ăn đa dạng các loại rau xanh, quả tươi để thay đổi khẩu vị và tạo nên sự dồi dào của các vitamin, khoáng chất tự nhiên do chúng mang lại.

  • Hạn chế ăn thịt màu đỏ, chất béo và muối trong bữa ăn hằng ngày. Nên chọn

các thực phẩm ít chất béo, có thể sử dụng các loại sữa đã tách bơ, ăn ít các món chiên, xào, hạn chế, hạn chế ăn muối tối đa.

  • Chất lượng thực phẩm phải được đảm bảo tươi sống, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

Ăn chín uống sôi. Không chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao, nướng rán thực phẩm quá cháy.

  • Đảm bảo cân nặng cơ thể hợp lý: đừng để cơ thể quá gầy hay quá béo.

Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng các môn thể thao phù hợp với cân nặng và sức khỏe của mình.

  • Không uống rượu bia và các chất kích thích.  

                                                                                       BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch

Tin liên quan :
20/06/2018 08:58
CHỨNG CHÁN ĂN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
26/02/2018 09:58
NGƯỜI NÀO KHÔNG NÊN BỔ SUNG VITAMIN, CHẤT KHOÁNG
30/01/2018 14:36
TẠI SAO ĂN KIÊNG VẪN TĂNG CÂN
19/04/2017 14:50
CHỨNG CHÁN ĂN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
23/11/2013 15:06
Loãng xương ở phụ nữ - Vai trò của lối sống, dinh dưỡng và cách phòng ngừa