Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 03/04/2021

BÉ ĐANG BÚ SỮA MẸ HOÀN TOÀN MÀ TỰ NHIÊN TIÊU CHẢY?

1. Nguyên nhân

- Thời tiết nóng bức, đồ ăn, thức uống, hoặc thực phẩm tươi nếu không bảo quản cẩn thận sẽ rất chóng hỏng, nếu mẹ tiếc mà nấu thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng đến bé.

- Thực phẩm nấu xong để quá 1-2h mới ăn, vi khuẩn đã xâm nhập, khi mẹ ăn vào cũng sẽ không an toàn cho bé.

- Trời nóng quần áo luôn đọng mồ hôi, vi khuẩn dễ dàng hoạt động, cọ xát vào da thịt đặc biệt là đầu vú của những mẹ đang cho con bú có rỉ sữa ra là “miếng mồi ngon cho các loại vi khuẩn.

  Sau mỗi lần cho bé bú, hoặc trước khi cho bé bú nếu mẹ không lau rửa đầu vú sạch sẽ thì vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và bé sẽ bú vào, vi khuẩn sẽ vào theo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

- Bàn tay kẹp vú cho con bú rất gần miệng bé, thậm chí bịp đầu vú mỗi khi sữa xuống quá nhiều đã rửa sạch sẽ chưa?

2. Các mẹ cần phải làm gì?

- Thực phẩm tươi: khi mua về các bạn phải xử lý sạch sẽ và bảo quản lạnh trong vòng 3 ngày, không nên để lâu quá (Thịt, cá, tôm, cua để ngăn đá, trứng, rau, quả để ngăn mát).

- Thức ăn nấu xong cần ăn khi còn ấm nóng (không quá 1h ở ngoài khi thời tiết quá nóng bức, không quá 2h khi trời mát, lạnh), để quá lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thức ăn.

- Mọi người, đặc biệt là các mẹ còn nuôi bé bú không nên ăn những thức ăn để quá lâu ngày trong tủ lạnh, hoặc để trong tủ lạnh không nhiều ngày nhưng khi mang ra ăn không được đun sôi kỹ lại.

- Những ngày nắng nóng mọi người thường ăn canh cua, rau đay, mồng tơi quá nhiều: Các mẹ đang cho con bú không nên ăn đơn điệu thực phẩm, cần đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến. Ăn quá nhiều rau nhuận tràng như rau đay, mồng tơi  làm cho bé bú sữa mẹ sẽ đi ngoài quá dễ, thậm chí đi nhiều lần khi không cần thiết, bởi : “mẹ ăn gì, con ăn nấy”.

- Trước mỗi lần cho bé bú, mẹ cần lau sạch đầu vú (lau rộng cả vú càng tốt) bằng nước chín ấm, có thể hòa tí nước muối nhạt để sát trùng đầu vú.

- Mỗi lần chuẩn bị cho bé bú mẹ thay áo sạch sẽ, áo mềm, thoáng, mát, hai bàn tay cần được rửa xà phòng sạch sẽ để phòng khi kẹp, hoặc bịt đầu vú khi sữa xuống quá nhiều làm con dễ sặc.

- Sau khi cho bé bú xong và khi sữa tự chảy nhiều cần lau, rửa sạch đầu vú, đặt khăn vải xô hoặc khăn vải thô mềm thấm nước ở đầu vú và thay giặt thường xuyên khi sữa thường rỉ ra.

3. Các mẹ cần chú ý

- Khi bé đi ngoài có nhiều nước, tướt mạnh, không đau quặn, không mót rặn, không bỏ bú: theo dõi nhiễm vi rút

- Khi bé đi ngoài có bọt, nhầy mũi, đau quặn, mót rặn, thậm chí buồn nôn, bỏ bú kèm sốt: Theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột

- Khi bé đi ngoài có nhầy mũi, đau quặn, mót rặn, có khi ra tí máu, sốt: theo dõi lỵ

- Khi bé có những dấu hiệu đi ngoài trước hết mẹ phải kiểm tra các vấn đề nêu trên (thực phẩm, ăn uống, vệ sinh vú…) và kịp thời chỉnh sửa ngay.

- Sau khi mẹ đã khắc phục mà tình trạng đi ngoài của bé không cải thiện, cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa, hoặc vào bệnh viện nhi – tùy tình trạng, mức độ ỉa chảy, để khám, hướng dẫn, theo dõi cụ thể và uống thuốc hợp lý, an toàn, không được tự ý mua thuốc khi không được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chúc các mẹ tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ cho bé bú từ 18 – 24 tháng, phải đảm bảo chất và lượng sữa để nuôi bé chóng lớn, khỏe mạnh, thông minh. Lưu ý nguồn sữa mùa hè an toàn cho bé yêu.

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
30/03/2021 22:31
TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
28/03/2021 08:42
TRẺ BỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
25/03/2021 14:49
THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ THÔNG MINH
22/03/2021 08:42
SỮA CÔNG THỨC VÀ CÁCH SỬ DỤNG
20/03/2021 20:49
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒ ĂN NGUỘI
18/03/2021 16:52
SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ TIÊU HÓA THỨC ĂN VÀ HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG