Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 10/11/2023

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

 Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do các triệu chứng không rõ nét như các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác.

       1. Đường lây truyền của bệnh giun sán

·         Lây truyền qua đường ăn uống, do thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch.

·         Bàn tay bẩn, trẻ có thể nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi đại tiện.

·         Nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc với môi trường đất và nguồn không khí bị ô nhiễm.

       2. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

·         Trẻ gầy gò, xanh xao, ốm yếu, bụng to bè, biếng ăn, chậm lớn, dễ nôn mửa.

·         Bé thường xuyên đau bụng quanh rốn

·         Rối loạn tiêu hóa, phân lỏng

·         Khó ngủ, trằn trọc, gãi hậu môn do ngứa khi ngủ

·         Hận quả rất nguy hiệm, giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật, chui vào mạch máu, qua gan, qua phổi,… ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ.

       3. Tác hại của nhiễm giun sán ở trẻ

·         Giun sán tiết ra các loại độc tố, thải ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể trẻ.

·         Tác hại cơ học: giun tóc, giun móc bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét, chảy máu nhiều khiến bé bị thiếu máu nghiêm trọng phải truyền máu. Giun đũa gây tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy gây đau bụng dai dẳng, ói mửa, vàng da, viêm gan,…

·         Nang ấu trùng sán dây lợn lên não gây động kinh, đột tử, nếu ký sinh ở mắt gây mù lòa.

·         Giun chỉ gây tắc mạch bạch huyết làm phù da voi điều trị rất khó khăn.

·         Sán lá phổi xâm nhập làm vỡ thành mạch máu phổi gây ho ra máu.

·         Giun sán mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập cơ thể, các loại giun tóc, móc có thể luồn qua da gây viêm da.

       4. Cách phòng tránh

       - Loại bỏ tập quán chưa hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi, xử lý chất thải, không phóng uế bữa bãi.

       - Đảm bảo 3 sạch (ăn sạch, uống sạch, ở sạch). Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, chuẩn bị cơm cho trẻ,…

·         Đối với trẻ:

       - Bỏ thói quen mút tay.

       - Cắt móng tay, chân thường xuyên.

       - Hạn chế cho bé đi chân đất.

       - Không để bé trườn, lăn, lê, bò,… dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ.

       - Nhà cửa phải luôn vệ sinh cũng như đồ chơi của bé phải được vệ sinh hàng ngày.

       - Trẻ 2 tuổi trở lên phải uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sỹ.

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
07/11/2023 14:47
TRẺ CHỈ ĂN NƯỚC HẦM XƯƠNG CÓ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG?
05/11/2023 16:05
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN & CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG
04/11/2023 10:10
TRẺ SINH NON VÀ NHỮNG NGUY CƠ THƯỜNG GẶP
31/10/2023 16:17
CÁCH NẤU BỘT CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU ĂN DẶM THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG
27/10/2023 11:48
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP MẸ CHO BÉ Ợ HƠI SAU KHI BÚ
24/10/2023 14:35
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA CÁC BÉ