Trong suốt quá trình mang thai việc duy trì sức khỏe răng miệng là điều tác động lớn tới suy nghĩ của các mẹ sau nhưng cơn ốm nghén, thèm ăn…các chuyên giá nha khoa đã có lời khuyên giúp các mẹ duy trì sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ như sau:
1. Khám nha sỹ.
Nếu bạn có kế hoạch mang thai, khám răng thường xuyên giúp cho bảo vệ răng- miệng an toàn trong suốt thai kỳ. Khi đã mang thai, phải đến bác sĩ kiểm tra răng và nướu. Hãy báo cho nha sĩ biết mình đã có thai, nha sĩ của bạn sẽ khám một lần nữa trong tháng thứ 3 của thai kỳ, đây là thời kỳ hầu hết chị em đã bớt ốm nghén.
2. Thèm ăn.
Thèm ăn hay sợ đồ ăn là các triệu chứng bình thường khi bạn mag thai. Nếu các mẹ thèm ăn các đồ ăn nhẹ có đường, bạn có nguy cơ bị sâu răng. Hãy cố gắng ăn nhiều các thực phẩm ít đường. Khi quá thèm ăn các đồ ăn nhẹ, hãy chọn các loại thức ăn lành mạnh như hoa quả tươi, sữa chua. Nên ăn các đồ ăn vặt càng gần giờ ăn bữa chính càng tốt và đánh răng sau mỗi bữa ăn nhiều đường.
3. Ốm nghén và nôn ọe
Có khoảng 80% phụ nữa mang thai sẽ bị ốm nghén. Mặc dù rất mệt nhưng việc chăm sóc răng tại thời điểm này sẽ giúp các mẹ ngăn ngừa được các vấn đề về răng miệng lâu dài về sau.
Nếu các mẹ thường xuyên bị nôn, ợ, các acid mạnh trong dạ dày có thể gây mài mòn răng khi bị trào ngược ra.
4. Phương pháp giảm thiểu nguy cơ bị mài mòn răng và sâu răng.
· Không nên đánh răng ngay sau khi nôn, những acid mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng và sự chà xát mạnh của bàn chải làm xước men răng, dẫn tới các tổn hại khác.Đợi ít nhất một giờ sau khi nôn hãy đánh răng.
· Súc miệng với nước ( tốt nhất là nước máy có chứa fluoride) sau khi nôn giúp loại bỏ acid.
· Bạn có thể nhẹ nhàng bôi kem đánh răng lên răng. Sử dụng nước súc miệng fluorid không có cồn sẽ giúp cung cấp các chất bảo vệ chống lại acid trong dạ dày.
· Nha sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ thông tin cho bạn.
5. Nôn khi đánh răng
Trong trường hợp này các mẹ hãy:
· Chọn loại kem đánh răng có chất fluoride mang vị khác.
· Sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ ( dành cho trẻ em)
· Đánh răng chậm lại
· Nhắm mắt, tập trung vào nhịp thở
6. Ảnh hưởng đến khả năng bé bị sâu răng
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sức khỏe răng miệng của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé sau này. Trong suốt thai kỳ, nướu răng nhạy cảm hơn với kích thích do vi khuẩn và dễ bị sưng. Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng gọi là viêm nướu, trường hợp này dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ, với dấu hiệu tấy đỏ, sưng nướu, chảy máu đặc biệt khi đánh răng. Tuy nhiên, viêm nướu có thể được điều trị nhờ đánh răng…
Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu dẫn đến răng bị tổn thương vĩnh viễn và phải nhổ bỏ. Điều quan trọng là các mẹ nên thường xuyên đến nha sĩ để được tư vấn, điều trị.
7. Những việc phải làm để răng miệng khỏe mạnh
· Đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chất fluoride.
· Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
· Kiểm tra răng miệng thường xuyên đặc biệt là khi đang mang thai.
· Có chế độ ăn uống lành mạnh
· Uống nhiều nước đun sôi để nguội
· Giảm bớt đồ ăn, uống có đường.
· Ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh.
BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh