Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

adv-news
Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 18/12/2015

Chăm sóc trẻ nhỏ vào mùa đông

       Một số lời khuyên cho các bà mẹ:

       1. Mặc ấm

       Cơ thể trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nóng quá bé cũng bị ốm, lạnh quá cũng mắc bệnh do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt. Trong những ngày rét đậm (rét tăng cường) các mẹ lưu ý mặc quần áo ấm cho bé, lớp áo trong mặc những chất cotton, lớp áo ngoài là len, nỉ, cần đội mũ, đi tất cho trẻ nhất là ban đêm khi nhiệt độ xuống. Với bé sơ sinh, không nên dùng đồ cứng như quần áo bò, kaki, áo phao. Vào những ngày rét đậm, bé cần được giữ ấm cả ban ngày lẫn đêm (đội mũ, đi tất, quàng khăn, quần áo đủ ấm). Trong điều kiện dùng điều hòa ấm, không cần mặc quá nhiều quần áo, để tránh bé bị nóng và ra mồ hôi. Nhiệt độ điều hòa phù hợp nhất cho bé từ 28 – 30 độ C. Việc sử dụng điều hòa liên tiếp trong thời kỳ ngắn không gây ảnh hưởng đến da của bé. Ngoài ra, cần nhỏ nước muối sinh lý 0,05% cho trẻ hàng ngày giúp trẻ vệ sinh mũi và chống khô mũi.

       2. Tắm cho trẻ

       Trẻ mới sinh (trong 1 tuần tuổi) việc tắm rửa rất cần thiết vì cơ thể trẻ còn nhiều chất gây bám nếu không tắm sạch trẻ bị bít lỗ chân lông gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Tuy vậy, phải tắm đúng cách, nhanh mà sạch để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các bà mẹ nên tham khảo và học cách tắm của các cán bộ y tế chuyên khoa để thực hiện cho đúng và tốt. Trẻ cần được tắm trong phòng kín, có đèn sưởi hoặc điều hòa giữ nhiệt độ phòng tắm 28 – 30 độ C. Chuẩn bị sẵn khăn để lau người, quần áo, tất, mũ,… để mặc cho bé ngay sau khi tắm. Nhiệt độ nước để tắm cho bé bằng nhiệt đô cơ thể (36 – 37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi có khả năng 3 – 4 ngày tắm một lần.

       3. Cách giữ ấm

       Phòng trẻ nằm nên quang đãng, đủ ánh sáng và ấm áp, tránh để gió lùa vào phòng. Đo nhiệt độ hay sờ đầu, tay trẻ nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, ủ chăn ấm, ôm trẻ vào lòng, cho bú mẹ.

       4. Cách vệ sinh

       - Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé

       - Chọn xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho trẻ nhỏ

       - Rốn là vị trí rất dễ gây nhiễm trùng sơ sinh, phải rửa, chăm sóc hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ. Sau đó nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, quấn tã dưới rốn.

       - Lau mắt bằng khăn mềm thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

       5. Chăm sóc, bảo vệ da của bé

  • Lưu ý: lò sưởi, quạt, điều hòa, … làm không khí trong phòng bị khô và làm khô da của bé. 
  • Không tắm cho bé nhiều quá 2 lần/ngày và giảm thời kỳ tắm xuống.
  • Không ủ ấm bé quá nhiều.
  • Lưu ý tới sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong phòng để điều chỉnh quần áo mặc ấm cho bé.

       6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào mùa đông

       - Trẻ sơ sinh: cho bú mẹ là chính.

       - Đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng để có thực đơn cho trẻ phù hợp trong mùa đông.

TS. Nguyễn Công Tảo, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Tin liên quan :
17/12/2015 09:41
Thai nhi suy dinh dưỡng và cách phòng ngừa
14/12/2015 09:37
Vai trò của nước với sức khỏe con người
11/12/2015 16:05
Những loại trái cây giúp cho trẻ phát triển tốt