
Để có thể chuẩn bị cho con trẻ những bữa ăn đầy đủ, đúng chất, không quá thừa đạm, không thiếu chất xơ,… không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức về dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ. Các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng có lời khuyên, hướng dẫn cho các mẹ nhé:
I. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cho trẻ
1. Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn
- Không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, do đó cần phải đa dạng thực phẩm.
- Một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm, các mẹ phải giúp bé sử dụng những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi (trong đó rau xanh là loại thực phẩm không có sự thay thế).
- Thực đơn hàng ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng ( chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin khoáng chất và nước)
2. Cân bằng các loại thực phẩm cho trẻ
- Mỗi thực phẩm có thành phần dinh dưỡng, mỗi loại dưỡng chất nhất định, có quy định rõ về lượng. Cho trẻ ăn ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.
- Trẻ ăn nhiều loại thực phẩm ưa thích, ăn ít hoặc không ăn thứ không thích, dù có đa dạng thực phẩm thì cũng dẫn tới phá vỡ sự cân bằng tổng tỷ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
3. Tập cho bé ăn uống đúng giờ
- 03 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho cơ thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng tới dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
- Cha mẹ nên chuẩn bị đồ ăn cho bé sau khi tan học (nhưng không được quá nhiều) để không ảnh hưởng đến bữa chính.
4. Cho bé ăn no vừa phải
- Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: sáng (30%), trưa (40%), còn lại là bữa tối.
- Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thể lực, ảnh hưởng đến hoạt động của đại não.
5. Không ăn thừa chất, ăn uống thanh đạm
- Tỷ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày như sau: lương thực (50%), protein (17%), chất béo (25%), còn lại là chất xơ, vitamin, khoáng chất,…
- Thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy, khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…
6. Chọn thức ăn phù hợp với thể chất của bé
Thức ăn dùng để nuôi người nhưng cũng có thể hại người. Cha mẹ nên hiểu rõ thuộc tính thuộc tính ôn nóng, mát của thực phẩm để lựa chọn thức ăn phù hợp với thể chất, thời tiết,… giúp con ăn uống và hấp thụ tốt.
7. Bữa ăn văn minh
Môi trường của bữa ăn: yên tĩnh, vui vẻ, tạo thói quen nhai kỹ, nuốt chậm. Giúp trẻ hiểu biết thêm về giá trị dinh dưỡng của thức ăn, kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ.
II. Những sai lầm trong dinh dưỡng của trẻ
1. Cẩn trọng, không áp dụng ngay những quan điểm về dinh dưỡng được “truyền miệng”
2. Cho con ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc
- Dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy,…
- Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
3. Cho bé ăn dặm sớm
- Dẫn tới rối loạn hấp thu, tiêu chảy do men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
- Ăn dặm trễ sẽ làm bé suy dinh dưỡng, do chỉ ăn sữa sẽ không đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé.
- Độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất là từ 06 tháng tuổi.
4. Không cho trẻ ăn dầu mỡ
Bé cần 30 – 40% lượng calo từ chất béo mỗi ngày để giúp não bộ và cơ thể phát triển nhanh chóng. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá có chứa hàm lượng omega-3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm các căn bệnh viêm nhiễm.
5. Kiêng khem khi trẻ bị ốm
Tuyệt đối không nên kiêng ăn vì bé cần dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, do bị bệnh mà bé không cảm thấy ngon miệng, các mẹ không cần lo lắng mà ép bé ăn, cho ăn thành nhiều bữa, nhiều món trong ngày.
6. Quá ưu tiên đạm
Lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ gia tăng chứng biếng ăn.
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn