Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 10/11/2016

Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ nuôi con nhỏ

 

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều mong muốn giảm đi số cân đã tăng lên trong giai đoạn mang thai. Do quá lo lắng đã khiến một số mẹ áp dụng biện pháp mạnh để nhanh chóng lấy lại vóc dáng ngay sau khi sinh có thể khiến bạn bị kiệt sức do không đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe. Quan trọng nhất là phải kết hợp ăn uống cân bằng dưỡng chất với tập luyện đều đặn.

Thời gian đầu sau khi sinh bé là giai đoạn biến động lớn của mẹ. Sự xáo trộn về tâm lý, trách nhiệm chăm sóc bé…khiến mẹ ngủ không đủ giấc. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này của mẹ là phải giữ cho bé miễn dịch, khỏe mạnh. Mẹ phải ăn đủ 03 bữa chính mỗi ngày, cố gắng không để bỏ bữa dù có bận rộn ( hay đang nỗ lực giảm cân)…tuyệt đối không nên để bụng đói. Không nên ép bản thân phải tuân theo chế độ ăn kiêng giảm béo ngay sau sinh nhất là đang nuôi con bằng sữa mẹ. Việc giảm cân nên thực hiện từ từ, thông thường mẹ sẽ giảm khoảng 6-7kg ( trong tuần đầu sau sinh) và sẽ giảm tiếp trong 4-6 tháng đầu của giai đoạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi tháng giảm từ 450-900g. Sự giảm cân này diễn ra nhanh hơn so với các mẹ nuôi con bằng sữa bình. Các mẹ nên biết rằng nếu giảm hơn 700g cân nặng/tuần ở giai đoạn cho con bú sữa mẹ không chỉ làm giảm số lượng sữa tạo ra mà còn gây nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Các mẹ không phải quá lo ngại về cân nặng có thể giữ nguyên hoặc tăng cân trong suốt giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng vẫn có thể giảm lượng cân thừa sau khi cai sữa cho bé.

*  NHU CẦU DINH DƯỠNG TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

-  Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ, cân bằng, đa dạng để nhận đủ lượng chất dinh dưỡng và uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Cũng giống như giai đoạn đang mang thai, trong thời kỳ cho con bú cũng có nhu cầu về dinh dưỡng, năng lượng rất cao và thực sự là tất cả các dưỡng chất đặc biệt là chất đạm, vitamin A, vitamin C và canxi. Mẹ đang cho bé bú nên nhận đủ 1.250mg canxi mỗi ngày, khoảng 2-8% tổng lượng canxi trong cơ thể mẹ sẽ được dùng cho quá trình tạo sữa. Sau thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ bù đắp lại lượng canxi đã mất. Tuy nhiên, đối phụ nữ có nhiều con thời gian giữa các lần mang thai ngắn…Sẽ khó nhận đủ lượng canxi thay thế cho lượng đã mất. Điều này khiến các mẹ phải đối với mặt với chứng loãng xương khi lớn tuổi.

-  Bổ sung vitamin, khoáng chất.

Trong giai đoạn cho con bú, nhu cầu với các chất dinh dưỡng đều tăng cao. Mỗi ngày cần cho cơ thể gồm: 350mcg vitamin A, 30mg vitamin C, 60mg filate, 50mg magie. Trong 04 tháng đầu cần bổ sung 6mg kẽm.

-  Thực phẩm cần tránh

Một số chất có trong thực phẩm khi mẹ ăn có thể truyền sang sữa và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Một số triệu chứng hay gặp ở bé là đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, tiêu chảy, nôn mửa, thở khò khè, chảy nước mũi, phát ban…Những thực phẩm gây hiện tượng này có thể là sữa bò và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, trứng, bột mì, trái cây họ cam, quýt, thực phẩm chưa cafein, tỏi, bắp cải, dưa leo…

Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tin liên quan :
16/09/2016 14:48
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ TRẦM CẢM SAU SINH
27/08/2016 09:44
TẮC TIA SỮA SAU SINH
25/11/2013 19:22
Thuốc nào có thể qua sữa mẹ?