Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 13/09/2024

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VỚI TRẺ BỊ SÂU RĂNG

1. Bệnh sâu răng là gì?

Thực chất bệnh sâu răng là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.

  • Nguyên nhân:

- Vi khuẩn (gây sâu răng): tồn tại, bám trên bề mặt răng như lớp mảng bám răng.

- Đường (trong đồ uống, thức ăn) được vi khuẩn sử dụng để tạo thành và phát triển các mảng bám răng, chúng tiêu hoá đường để tạo acid, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng, ngà răng. Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng khoảng 20 phút – 1 giờ sau khi ăn, tùy thuộc loại thức ăn đặc, lỏng, loãng.

2. Yếu tố gây bệnh sâu răng

  • Đường – thực phẩm có đường: Đường (saccarose) gây sâu răng nhiều nhất. Các loại đường glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật mía, trái cây tươi, khô, đóng hộp hoặc nước ngọt,… đều là món ăn ưa thích của vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi khuẩn.
  • Tinh bột: Tinh bột có nguy cơ gây sâu răng thấp hơn đường. Tinh bột được nấu chín gây sâu răng chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba khả năng gây sâu răng của saccarose. Tuy nhiên, hỗn hợp tinh bột và saccarose có tiềm năng gây sâu răng nhiều hơn một mình tinh bột.
  • Thuốc dùng chữa bệnh cho trẻ có đường: Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, sirô ho.... cho trẻ dưới dạng dung dịch đều chứa một lượng đường lớn. Dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể gây sâu răng nhiều ở trẻ.
  • Sự ăn mòn răng: Do mô cứng của răng bị ăn mòn do acid nội, ngoại sinh, gồm acid citric, acid photpholic, acid ascorbic, acid malic,… được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, nước ép trái cây, đồ uống có gas, dấm. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể phá huỷ toàn bộ răng.
  • Sâu răng do bú bình: Là loại sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Bú bình lúc đi ngủ, trẻ ngậm bình trong khi ngủ,… là nguyên nhân gây sâu răng.

3. Lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn

  • Đường bột: sử dụng cho trẻ các loại chất ngọt thay thế đường gần như hoặc không gây sâu răng. Ví dụ: sorbitol, malnitol, siro glucose thủy phân, saccharin, thaumatin,…
  • Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D: có trong sữa, rau quả, cá, phomai,... giúp chống rụng răng, chống loãng xương,…giúp canxi được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng tái khôi phục bề mặt răng, chống lại sự tấn công của acid.
  • Rau quả:

- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm không gây hại răng: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, cà rốt,... giúp làm sạch răng, loại bỏ mảng bựa vôi.

- Loại thực phẩm hại răng: chuối, chà là, cà chua, đậu hà lan, sung, cam,... do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cung cấp cho cơ thể trẻ vitamin và làm sạch cho miệng.

- Các mẹ có thể cho bé sử dụng xen kẽ các loại thực phẩm gây sâu răng và không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn.

4. Vệ sinh răng miệng

- Súc miệng sau khi ăn, uống đồ ngọt

- Đánh răng ngày 02 lần sau lúc ăn sáng, trước khi đi ngủ.

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
10/09/2024 14:59
MỘT SỐ BÍ QUYẾT NUÔI CON KHỎE MẠNH, CAO LỚN
08/09/2024 11:23
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CHỨNG MẤT NGỦ Ở TRẺ NHỎ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC...
04/09/2024 15:22
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO TRẺ GIAI ĐOẠN THỜI TIẾT GIAO MÙA
04/09/2024 15:19
RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ NHỎ
28/08/2024 15:28
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỮA ĂN SÁNG VÀ BỮA ĂN PHỤ ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ
25/08/2024 10:56
TRẺ ĂN DẶM THẾ NÀO LÀ ĐÚNG