Quan niệm của người lớn cho rằng trẻ nhỏ không thể bị mất ngủ. Thực tế, quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là những nguyên nhân và phương pháp phổ biến để khắc phục chứng mất ngủ cho bé.
I. Nguyên nhân
1. Trẻ sơ sinh ( 01 tháng tuổi)
- Chưa có nhịp sinh học như người lớn nên không phân biệt được ngày đêm.
- Ngủ nhiều vào ban ngày nên khó ngủ ban đêm.
- Khối lượng dạ dày nhỏ, trẻ bú sữa mẹ… nên đói rất nhanh.
- Mẹ bế bé ngủ thường xuyên, suốt ngày cho nên đêm đặt bé ngủ sẽ gây mất ngủ cho bé.
2. Trẻ nhỏ
- Sợ bóng tối, gặp ác mộng do cảm giác căng thẳng, lo lắng về ( trường học, cuộc sống đảo lộn gia đình)
- Bệnh tật
- Thay đổi nơi ở
- Môi trường sống ( quá nóng, lạnh, chật chội…)
- Tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng kèm theo giảm ăn (bú), chán ăn, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ qua các biểu hiện khó ngủ, hồi hộp, lật người ( các hướng), thức giấc nhiều lần trong đêm, mộng du, ác mộng…Nguyên nhân của các rối loạn này liên quan đến thiếu hụt các vi chất trong cơ thể như kẽm, giảm tình trạng thiếu thực phẩm có các chất như magie, canxi, acid amin, vitamin B và nhanh chóng được chữa khỏi khi được điều trị.
Cụ thể:
- Canxi: an thần cho cơ thể.
- Magie: gây buồn ngủ.
- Vitamin B6, B12: hỗ trợ thần kinh.
- Inositol: tăng cường giấc ngủ.
- Trẻ ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt…rất thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết và gây mất ngủ ở trẻ.
- Trẻ mất ngủ do ăn quá no, đèn phòng ngủ sáng quá, âm thanh ồn ào…thói quen làm việc muộn của cha mẹ…để trẻ cuốn vào lịch sinh hoạt của người lớn.
- Do giun kim…đẻ trứng vào ban đêm khiến bé bị ngứa gây khó ngủ.
II.Phương pháp khắc phục
1. Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh ( 1 tháng tuổi)
- Trẻ ngủ gần như suốt ngày, nên để bé thức dậy để bú mẹ ( hoặc ăn sữa) khoảng 2-3 giờ lần.
- Các trường hợp đặc biệt như sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày, phải cho bú thường xuyên hơn.
2. Giấc ngủ ở trẻ nhỏ.
- Tạo thói quen ngủ cho bé có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm.
- Bố mẹ hạn chế quyền lợi của bản thân như đọc sách, dọn dẹp, xem Tivi… lúc vao giờ ngủ của bé.
- Lịch trình có đủ thời gian cho giấc ngủ của bé và thức dậy đúng với ngày nghỉ, lễ.
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, hoạt động thể chất hợp lý để bé có giấc ngủ sâu hơn.
- Khi trẻ khó ngủ hãy nhẹ nhàng, khuyến khích và giúp đỡ cho bé ngủ.
- Hãy để cho trẻ ngủ ở phòng riêng, yên tĩnh…
- Nếu con sợ bóng tối nên có đèn ngủ với ánh sáng mềm mại trong phòng.
- Không nên cho trẻ đi ngủ khi đói hoặc no quá, cơ thể không sạch sẽ, quần áo chật, giường phòng ngủ không vệ sinh…
- Cung cấp đủ kẽm cho trẻ qua các sản phẩm tự nhiên ở thực phẩm rất cần thiết giúp kiềm chế vẫn đề mất ngủ của trẻ.