Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 18/12/2017

DINH DƯỠNG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG TỚI TRẺ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Ở Việt Nam, chiều cao trung bình của trẻ từ 1-5 tuổi gần như thấp nhất so với một số nước trong khu vực như Brunei, Indonesia, Nhật, Philippine, Singapore, Thái Lan. Đó là hậu quả của việc thiếu nhận thức cũng như thực hành đúng dinh dưỡng, trong đó có giai đoạn dinh dưỡng thai kỳ.

Dinh dưỡng thai kỳ liên quan tới cân nặng khi sinh của trẻ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố liên quan rõ rệt nhất đến cân nặng của trẻ lúc chào đời. Rất nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, nếu bà mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ đảm bảo cho thai nhi tăng cân tốt, kể cả con của các bà mẹ suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu bà mẹ mang thai thiếu ăn hoặc ăn uống không cân đối sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân.

Cân nặng lúc sinh thể hiện cơ hội sống sót, trưởng thành, khả năng phát triển xã hội trong thời gian dài và tâm lý xã hội của trẻ em mới sinh. Trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5g) gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ gặp nhiều nguy cơ tử vong cao trong những tháng, năm đầu đời. Những trẻ em còn sống thường có hệ miễn dịch yếu hơn và có nguy cơ  bị nhiễm bệnh tật cao. Những trẻ này còn tiếp tục bị suy dinh dưỡng và không có sức mạnh thể chất trong suốt cuộc đời. Trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân khi lớn lên tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm dự trữ thận, giảm chức năng phổi, chậm dậy thì, dễ bị trầm cảm và tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch cao. Trẻ em sinh nhẹ cân cũng thường có chỉ số thông minh thấp và khả năng nhận thức kém, ảnh hưởng tới khả năng học tập và cơ hội làm việc khi trưởng thành.

 

 

 

Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh

Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu người mẹ dinh dưỡng không đủ sẽ bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể để lại các khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch…

Thiếu axit folic (vitamin B9) là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em (Bộ Y tế), thống kê cho thấy, chỉ 12% phụ nữ có thai ở Việt Nam đáp ứng trên 77% nhu cầu khuyến nghị về axit folic.

Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ

Ngay từ ngày thứ 18 của phôi đã có mầm mống hình thành não và khi phôi được 3 tháng tuổi thì não đã có đủ các thành phần. Thời điểm 20 tuần tuổi là một mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, khi não bộ tăng mạnh về khối lượng và dần hoàn thiện về chức năng. Từ tuần 20 đến khi chào đời, kích thước não bộ tăng gấp 6 lần và tế bào thần kinh kết nối phức tạp hơn. Sự trưởng thành của não bộ rất quan trọng cho việc học hỏi và trí nhớ về sau. Quá trình này rất cần nhiều dưỡng chất như axit folic, vitamin B6, B12, mangan, đồng, iod, vitamin D, cholin, sắt và kẽm. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ tăng trưởng và trưởng thành nhanh nhất, vì vậy cần cung cấp đủ nhu cầu tăng thêm về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho người mẹ khi mang thai.

Nghiên cứu ảnh hưởng của trẻ nhẹ cân khi sinh do người mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ lên chỉ số IQ cho thấy: Với 1kg nhẹ hơn khi sinh ra (so với anh/chị em sinh đôi) IQ ngôn ngữ về sau sẽ thấp hơn 13 điểm. Chế độ ăn của người mẹ khi mang thai đủ axid béo không no cần thiết, đủ DHA sẽ giúp trẻ có trí thông minh, thị giác tốt và hệ tim mạch khỏe mạnh.

Cũng theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai Việt Nam khá cao, đặc biệt là thiếu kẽm lên tới 80,3%. Tỷ lệ phụ nữ có thai đáp ứng trên 77% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về vitamin A, D, E, B2, B6, B12, axid folic không cao, nhất là vitamin E (1 %), D (9%).

BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch

Tin liên quan :
12/11/2017 08:38
8 LOẠI QUẢ DƯỠNG DA TUYỆT VỜI CHO MẸ BẦU
09/11/2017 08:51
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH MANG THAI
05/11/2017 08:32
NHỮNG LOẠI SỮA CÁC MẸ BẦU NÊN UỐNG
02/11/2017 09:11
CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN SỬ DỤNG KHI MANG THAI
30/10/2017 09:18
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ KHI MANG THAI
15/06/2017 09:08
6 ĐIỀU THAI PHỤ CẦN TRÁNH TRONG MÙA NÓNG