Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây nôn ói ở trẻ nhỏ. Chứng trào ngược dạ dạy thực quản khiến bé quấy khóc, chậm lớn và dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp.
1. Nhận biết chứng trào ngược dạ dày
Các dấu hiệu bao gồm:
- Ho, đặc biệt là sau khi bú mẹ, uống sữa.
- Quấy khóc.
- Nôn trớ nhiều, nhất là sau khi bú. Nôn thường đi kèm với nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát như: hen, xuất hiện những cơn tím tái ngất.
- Bú kém hoặc không chịu bú
- Sút cân
- Trẻ có cảm giác rát bỏng sau xương ức, khó nuốt.
- Chậm tăng cân
- Thở khò khè và có vấn đề về hô hấp
2. Phân loại
Có 2 loại trào ngược dạ dày: trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị trớ sữa vài lần/ngày nhưng vẫn khỏe, lên cân tốt, không bị khò khè,… thì chỉ là trào ngược sinh lý.
- Nếu trẻ ọc sữa thường xuyên sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần,…thì nhiều khả năng trào ngược chuyển thành bệnh lý.
3. Chẩn đoán bệnh?
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường được bác sỹ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng kể trên và thăm khám cơ thể. Bé cũng có thể trải qua một số xét nghiệm bao gồm:
- Đo và ghi thứ tự độ pH đoạn dưới thực quản.
- Chụp X – quang dạ dày thực quản.
- Chụp X – quang phần trên của hệ thống tiêu hóa.
- Soi thực quản thấy có viêm thực quản hoặc loét do luồng trào ngược
4. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Dạ dày trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày trẻ nằm ngang, cao hơn dạ dày người lớn do vậy thức ăn dễ đi ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Thức ăn của trẻ lỏng, dễ dàng bị lọt ngược ra ngoài.
- Cho bé ăn sai tư thế.
- Do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột như viêm dạ dày, bại não, nhiễm khuẩn.
5. Các biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày
- Chế biến đồ ăn thành dạng sệt để trẻ dễ nuốt để tránh hiện tượng thức ăn quá lỏng dễ lọt ra ngoài đi ngược lên thực quản.
- Hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày: nước cam, quít, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, sôcôla, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay,…
- Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Đặt bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ.
- Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, cho ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Các phụ huynh tránh hút thuốc, uống rượu bia,… trong phòng trẻ ở.
- Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn