Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 08/09/2020

MẸ CẦN BIẾT GÌ KHI BẮT ĐẦU CHO BÉ ĂN DẶM?

Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho bé. Điều quan trọng khi tập cho bé ăn dặm là bạn phải hiểu được nhu cầu của con.

Nhiều bố mẹ đang vất vả để tập cho bé ăn dặm đúng cách và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách tập cho bé ăn dặm hiệu quả mà vẫn giúp bé thích thú với việc ăn uống mới? Hãy cùng Hello Bacsi tìm ra câu trả lời nhé.

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Sau 6 tháng đầu đời bú sữa, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Vì được sinh ra với phản xạ đẩy lưỡi, trẻ nhỏ sẽ đẩy lưỡi của mình chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng, bao gồm cả thức ăn. Hầu hết phản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi, vì vậy mẹ nên đợi cho đến khi phản xạ này mất đi thì mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa tại kì kiểm tra ở tháng thứ tư để xem khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm.

Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm vào bất kỳ lần ăn nào trong ngày, miễn là phù hợp với con. Để giảm thiểu nguy cơ bị nghẹn thức ăn, bạn hãy cho bé ngồi tư thế thẳng đứng khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu bé khóc hoặc quay đi khi mẹ cố gắng cho bé ăn, đừng ép buộc bé. Mẹ có thể cho bé quay trở lại bú mẹ hoặc bú bình trong 1 hoặc 2 tuần, sau đó thử lại.

Một cách dễ dàng để bé tập ăn dặm là cho bé bú một ít sữa mẹ trước, sau đó chuyển sang nửa muỗng thức ăn rất nhỏ và cuối cùng là với sữa mẹ nhiều hơn. Điều này sẽ tạo ra mối liên kết giữa sự hài lòng khi được bú mẹ với trải nghiệm mới của việc ăn bằng muỗng.

Dụng cụ nào mẹ nên dùng khi cho bé ăn dặm?

Có rất nhiều dụng cụ ăn dặm cho bé. Mẹ nên sử dụng muỗng khi cho bé ăn dặm để giảm thiểu tình trạng trào ngược thực quản. Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho bé làm quen với quá trình ngồi thẳng để ăn, ăn bằng muỗng, nghỉ ngơi giữa những lúc ăn và dừng lại khi bé no. Việc này sẽ giúp đặt nền tảng cho những thói quen ăn uống tốt trong cuộc sống của bé về sau.

Muỗng của người lớn có thể quá lớn khi dùng cho bé lúc này. Mẹ có thể cho bé ăn bằng muỗng cà phê nhỏ hoặc muỗng nhựa để tránh các chấn thương trong quá trình cho bé ăn. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn bằng một nửa muỗng thức ăn và nói chuyện với bé trong suốt quá trình cho ăn. Bé có lẽ sẽ không biết phải làm gì trong những lần ăn đầu tiên. Bé có thể bối rối, nhăn mũi, lừa thức ăn ra xung quanh miệng hoặc không muốn ăn. Đây là một phản ứng rất dễ hiểu bởi bé vẫn chưa thích nghi được với cách ăn và loại thức ăn mới.

Khi chế độ ăn uống của bé bắt đầu đa dạng hơn và bé bắt đầu tự ăn thường xuyên hơn, bạn hãy thảo luận với các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn tốt nhất cho con.

Tin liên quan :
13/03/2020 08:56
CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ, ĐỂ PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH
08/03/2020 15:22
CẢI THIỆN CHIỀU CAO CỦA TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MÀ CÁC BÀ MẸ NÊN BIẾT
03/03/2020 09:48
CÁCH SỬ DỤNG “VÁNG SỮA” TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC TRẺ NHỎ.
29/12/2019 15:09
CÁCH NẤU BỘT CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU ĂN DẶM THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG
26/12/2019 08:37
CÁC MẸ CẦN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỮA THANH TRÙNG VÀ SỮA TIỆT TRÙNG
04/12/2019 08:31
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỮA ĂN SÁNG VÀ BỮA ĂN PHỤ ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ