Nhiều người cho rằng trẻ em không thể bị khó ngủ, mất ngủ,… thực tế cho thấy quan điểm này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ và có phương pháp điều trị cho chứng mất ngủ ở trẻ em.
1. Giấc ngủ trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoàng 2 – 3 giờ) một lần. Thông thưởng bé ngủ 8 – 9 giờ (ban ngày) và 8 giờ (ban đêm) các mẹ lưu ý không nên để em bé ngủ nhiều hơn 3 giờ mà không cho ăn nhé. Các trường hợp đặc biệt như sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày,… có thể phải để bé thức dậy và cho bú thường xuyên hơn.
2. Mất ngủ ở trẻ em
Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân gây chứng mất ngủ ở trẻ em bao gồm:
- Sợ bóng tối.
- Ngủ hay gặp ác mộng, cảm giác căng thẳng, lo lắng về trường học, biến động trong cuộc sống gia đình ( bố mẹ ly hôn,…), bệnh tật.
- Môi trường sống: quá nóng, quá lạnh, ngủ quá đông người trên 1 chiếc giường.
- Thiếu hụt dinh dưỡng, tình trạng chán ăn, giảm ăn, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân của các hiện tượng mất ngủ trên còn liên quan đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, vi chất, khoáng chất,… cụ thể như sau:
- Canxi: tác dụng an thần.
- Magiê: gây buồn ngủ.
- Vitamin B6, B12: tác dụng làm dịu thần kinh.
Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tươi chứa nhiểu khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể bé.
3. Nguyên nhân
Rất nhiều trường hợp giấc ngủ trẻ thường vật vã, hồi hộp, khóc vào ban đêm,… có rất nhiều lý do, chẳng hạn:
- Ăn quá no trước lúc đi ngủ.
- Ánh sáng đèn, âm thanh ồn ào quá,…Ký sinh trùng giun kim (đẻ trứng ban đêm) gây khó chịu, ngứa.
- Thiếu kẽm, kẽm có ảnh hưởng tới các enzym trong cơ thể, bao gồm các enzym có vai trò tổng hợp protein nên tác động lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn tác dụng tới hệ thần kinh, do thiếu kẽm nên làm cho giấc ngủ của trẻ không ngon, thậm chí khóc vào ban đêm.
4. Phương pháp giúp trẻ ngủ ngon
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, nhà cửa, giường chiếu, tạo không gian thoáng mát (mùa hè), ấm áp (mùa đông) cho trẻ.
- Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ (giờ đi ngủ, giờ thức dậy,…) ngay cả ngày nghỉ.
- Tập thể dục, hoạt động thể chất hợp lý cho trẻ để bé có giấc ngủ sâu hơn.
- Không nên để trẻ ăn quá no hoặc bị đói trước khi đi ngủ.
- Tạo ánh đèn ngủ vừa phải, hợp lý trong phòng ngủ của trẻ.
Lưu ý: những trường hợp trẻ bị mất ngủ,… kéo dài phải đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn