Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 21/05/2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT KHI TỚI BỂ BƠI CÔNG CỘNG VÀO MÙA HÈ.

Mùa hè nóng bức, bể bơi luôn là địa điểm được nhiều người ưa thích ( nhất là trẻ nhỏ). Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người chúng ta cần phải hiểu và có biện pháp tự bảo vệ khi tham gia các hoạt động tại các bể bơi công cộng, đừng nhầm tưởng nước ở bể bơi là quá sạch sẽ. Cụ thể:

1.  Nước bể bơi không “ xanh trong” như vẻ bên ngoài nhìn thấy.

Bằng mắt thường khi nhìn nước bể bơi có màu xanh trong. Nhưng thực chất nước bể bơi không “sạch” như những gì nhìn thấy và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài việc có “ không ít” người đi tiểu trong bể bơi, một số người đi bơi khi đang mắc bệnh tiêu chảy, da liễu…ô nhiễm có thể xảy ra khi vi khuẩn theo phân rò rỉ ra ngoài. Chỉ cần 10gram chất thải đã có thể phát tán các loại vi khuẩn khắp bể bơi.

2.  Các chất sát khuẩn không thể loại bỏ hết hoàn toàn vi khuẩn trong bể bơi.

Các chất sát khuẩn như chloramine B, chloramine T giúp loại bỏ hầu hết các vi trùng trong vài phút. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn như cryptosporidium hoặc “crypto” có thể sống trong hồ bơi tới vài ngày và đủ thời gian gây bệnh cho người khác. Rất nhiều người không tắm tráng trước khi xuống bể bơi đã làm tăng thêm hàm lượng vi khuẩn trong nước.

3.  Bể bơi không phải là nơi để tắm gội.

Trong điều kiện mùa hè nóng và nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt, một số người cho rằng đi bể bơi có thể thay thế cho quá trình tắm sạch cơ thể và coi đây như một bồn tắm công cộng. Tuy nhiên, bể bơi là nơi tập luyện thể thao, giải nhiệt nhưng với điều kiện nước bị ô nhiễm, hàm lượng vi khuẩn tăng…thì tắm trong đó hoàn toàn là ý tưởng sai lầm. Hãy tắm sạch trước khi bơi và bơi xong hãy tắm lại lần nữa để đảm bảo vệ sinh cá nhân và hạn chế nguy cơ mắc bệnh về da.

4.  Một số bệnh do tác nhân của nước ở bể bơi gây ra.

·  Đau mắt đỏ và kích ứng da

Đau mắt đỏ không chỉ do có quá nhiều clo trong nước mà đa số trường hợp là do nước bị ô nhiễm. Việc mắt, mũi, họng bị kích thích là kết quả tác động của chất dịch cơ thể trong nước bao gồm nước tiểu, phân, mồ hôi…

·  Bệnh đường hô hấp

Phân tích mẫu nước tại bể bơi cho thấy: clo- chất sát khuẩn được sử dụng có thể phản ứng với các chất thải có trong mồ hôi, nước tiểu của con người ( acid uric) để tạo thành chất cyanogen chloride. Chất này ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, hệ thần kinh trung ương…qua đường hô hấp. Các chất được sinh ra khi khử trùng bằng chloramin sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của phổi gây ngứa mắt, chảy nước mũi và mất giọng nói của người đi bơi và những người thường xuyên làm việc tại bể bơi.

5.  Biện pháp bảo vệ cơ thể khi đến bể bơi vào mùa hè.

-  Không đi bơi khi bị mắc bệnh tiêu chảy, da liễu, tới kỳ kinh nguyệt…

-  Không đi vệ sinh trong bể bơi

-  Tắm trước khi vào bể bơi và khi bơi xong

-  Không uống nước trong bể bơi

-  Chuẩn bị đủ kính, mũ bơi trước khi tới bể bơi.

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
20/05/2023 16:05
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
18/05/2023 16:27
MỘT SỐ LOẠI VITAMIN BỔ SUNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN
14/05/2023 15:32
MẸO VẶT CHO CÁC MẸ KHI NUÔI CON NHỎ.
11/05/2023 10:15
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC CHO TRẺ
07/05/2023 15:58
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB) – NHỮNG ĐIỀU CÁC BẬC CHA MẸ NÊN BIẾT
05/05/2023 09:57
CÁC MẸ CẦN BIẾT, PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH HORMONE TĂNG CHIỀU CAO.