Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 08/01/2024

NHỮNG QUAN NIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG SAI CỦA CÁC BÀ MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ

       1. Nắn bóp và uốn chân con cho thẳng tắp

Chân của các bé sơ sinh đều hơi cong vì tư thế bé nằm trong bụng mẹ (chật chội) buộc con phải ép 2 chân lại. Chân bé không thể định hình bình thường ngay sau khi sinh mà phải mất một thời gian mới lấy lại được hình dáng chuẩn. Nắn bóp chân cho bé cũng tốt, nhưng không nắn thì theo thời gian chân bé cũng thẳng, với những bé có tật ở chân thì có nắn chân cũng không thẳng được, mà phải đi vật lý trị liệu (chân vòng kiềng, chân vẹo, chân quặt vào trong, ra ngoài,…). Trường hợp rối loạn xương (hai chân không dài bằng nhau, bàn chân khoèo, dáng  đi của bé không được thẳng,…) phải cho con đi kiểm tra và có biện pháp xử lý thích hợp.

        2. Dùng mật ong đánh rơ lưỡi cho bé

Khi bé bú mẹ (ăn sữa công thức), lưỡi bé sẽ đọng lại một chút sữa, nếu mẹ không vệ sinh hàng ngày cho bé sẽ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi khiến bé bỏ ăn, bỏ bú, khó chịu và quấy khóc. Mẹ chỉ cần dùng 1 ít nước muối sinh lý hoặc dung dịch rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để thấm gạc và nhẹ nhàng đẩy qua lưỡi bé là vết bẩn sẽ trôi ra. Quan điểm mật ong có tính kháng khuẩn tốt nên dùng để rơ lưỡi là sai lầm. Trong mật ong có độc tố không có lợi cho trẻ sơ sinh, hơn nữa mật ong trên thị trường hiện nay không đảm bảo chất lượng nên nguy hại cho bé.

        3. Cho con nằm ngủ sấp (để ngủ ngon)

Bé sơ sinh (do đã quen nằm trong bụng mẹ) được ôm ấp trong suốt 9 tháng 10 ngày. Khi chào đời bé rất dễ giật mình trong giấc ngủ, tay chân bé hay bị chơi vơi nếu không được ôm ấp hoặc quấn khăn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ cho con nằm sấp nhằm giúp bé ngủ ngon, không ít trường hợp bé ngừng thở và tử vong khi ngủ sấp.

        4. Vuốt mũi để tạo sống mũi dọc dừa

Sống mũi trẻ cấu tạo là các mô xương, sụn, thực tế mũi trẻ sơ sinh nào cũng thẳng. Sau vài tháng, mũi trẻ sẽ cao hơn. Các mẹ đừng sốt ruột sợ mũi con tẹt mà vuốt mũi con sẽ làm tổn thương các  mô mềm ở mũi bé. Mẹ thường xuyên vuốt mũi con sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của bé, tổn thương niêm mạc … dẫn tới viêm, nhiễm khuẩn gây bệnh cho bé.

        5. Cạo trọc đầu bé để tóc mới mọc đen hơn

Tóc trẻ (xoăn, thẳng, đen hay sáng màu…) là do di truyền. Do đó, không phải cứ cạo trọc đầu cho con là tóc mọc sẽ có màu đen. Các mẹ nên lưu ý điều này. 

        6. Lên lịch cho bé bú đúng giờ

Sự thật là tốt hơn hết bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, vì bản thân cơ thể bé sẽ báo cho bé biết khi nào đói và khi nào thì no. Việc đặt bé của bạn vào một lịch bú quy củ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thói quen ăn uống khỏe mạnh bẩm sinh của bé.

        7. Phải cho trẻ sơ sinh uống nước lọc hàng ngày

Sữa mẹ là nguồn sữa trong và không hề chứa cặn bột. Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm bất cứ một loại thực phẩm hay nước nào khác (trừ trường hợp bé phải sử dụng nước để uống thuốc điều trị) vì trong sữa mẹ đã có thành phần nước phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Với trẻ bú sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống tráng miệng 1 thìa cà phê nhỏ nước lọc mỗi lần để tránh tưa lưỡi. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước lọc bởi có thể dẫn đến khả năng ngộ độc nước ở trẻ nhỏ. Mẹ nên quan sát phân và nước tiểu của trẻ. nếu nước tiểu không màu vàng, phân mềm, không vón cục, khô cứng tức là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết.

        8.  Đêm phải dậy thay tã cho con nếu không bé sẽ bị hăm

Nước tiểu của trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng và nếu mẹ đã đóng bỉm đêm cho bé, mẹ có thể yên tâm để bé ngủ ngon xuyên đêm. Tuy nhiên, nếu bé đã ị, dù chỉ một ít, phân để lâu trong tã cũng có thể gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là đối với các bé gái. Vì vậy, nếu mẹ ngửi thấy mùi lạ, đừng chần chừ mà kiểm tra và thay bỉm ngay.

        9. Con bú sữa chậm tăng cân thì phải cho ăn dặm ngay

Vì sợ con còi là con không khỏe, các bà các mẹ xưa thường vội vã bỏ cho con bú mà chuyển sang ăn bột/cháo từ khi trẻ mới 2,3 tháng tuổi. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ốm đau, dị ứng.

  • Trẻ dễ ốm đau, dị ứng vì:

Hệ thống ruột giúp sàng lọc ra các chất có hại và cho phép các chất dinh dưỡng lành mạnh hấp thụ vào cơ thể. Trong những tháng đầu tiên, hệ thống lọc này chưa thực sự hoàn thiện. Từ giai đoạn 4-7 tháng niêm mạc ruột của bé mới phát triển đủ để chọn lọc những gì có thể cho hấp thụ.

Để ngăn chặn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào máu, ruột tiết ra một chất gọi là lgA có chức năng bảo vệ ruột. Trong những tháng đầu tiên, lượng lgA của trẻ sơ sinh sản xuất ra rất thấp. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau.

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
06/01/2024 14:48
CHĂM SÓC TRẺ GIAI ĐOẠN TUỔI DẬY THÌ
05/01/2024 14:34
CHỨNG MẤT NGỦ Ở TRẺ NHỎ
30/12/2023 11:26
SỮA CAO NĂNG LƯỢNG - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
26/12/2023 15:55
CÁC MẸ BẦU NUÔI BÉ YÊU TỪ TRONG BÀO THAI THẾ NÀO?
23/12/2023 15:56
CÁC BÀ MẸ NÊN BIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG RA NHIỀU MỒ HÔI Ở TRẺ
19/12/2023 15:38
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CHỨNG MẤT NGỦ Ở TRẺ NHỎ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC...