Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 09/09/2015

Những vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình mang thai

          Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ cần hết sức chú ý tới những điều sau:

          1. Bổ sung vi chất, khoáng chất cho mẹ

  • Các loại quả tươi, củ (có màu vàng, vàng cam,…) chứa nhiều vitamin A, Beta carotene giúp phát triển xương, da, thị giác cho thai, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các mẹ nên khám và nghe tư vấn của bác sỹ, tránh bổ sung vitamin A một cách tùy tiện.
  • Súp lơ (bông cải) xanh là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thai nhi, hàm lượng vitamin C trong súp lơ xanh cao gấp 2,5 lần lượng vitamin C có trong cam. Mặt khác, súp lơ có chứa chất có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Trong quý III, nhu cầu về canxi với thai phụ nên được tăng cường do thời điểm này bộ xương và răng ở bé đã được định hình. Giai đoạn này bé cần 250 – 300 mg canxi trong thực phẩm mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi là sữa, súp lơ xanh, cá (nhất là cá hồi)… Ngoài ra, các mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu Omega 3, DHA giúp cho phát triển bộ não, hệ thần kinh của thai nhi. Nguồn thực phẩm này có nhiều ở cá, trứng, hải sản, thịt bò, gan,…
  • Axit folic là dưỡng chất cốt yếu giúp giảm nguy cơ dị tật ở bé. Thực phẩm giàu acid folic là các loại đậu, gan động vật, súp lơ xanh, rau xanh,… 
  • Sắt: Trong quý III của thai kỳ, nhu cầu sắt của mẹ và thai đều nâng cao. Sắt có vai trò lớn để sản xuất hemoglobin có vai trò vận chuyển máu, oxy tới các cơ quan trong cơ thể mẹ và thai nhi. Thực phẩm giàu sắt là hải sản, thịt, trứng,…

          2. Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai

  • Thay vì ăn 3 bữa chính, các mẹ nên ăn làm nhiều bữa nhỏ/ngày. Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường, gia vị, chocolate,… gây chứng ợ nóng khó chịu.
  • Kiểm soát khối lượng thức ăn vặt, ăn hợp lý sẽ tránh cơn nghén buổi sáng, cung cấp 300kalo (phù hợp với nhu cầu của thai phụ). Thức ăn vặt phù hợp là hoa quả tươi, nước hoa quả, bánh mỳ, bánh quy, sữa…
  • Thịt đỏ (bò), gia cầm giàu protein, rất cần thiết trong quá trình mang thai, giúp xây dựng và hình thành các cơ quan chính của thai và chống các bệnh truyền nhiễm, ngăn tình trạng máu vón cục ở cơ thể mẹ.
  • Duy trì cân bằng dinh dưỡng: các mẹ nên ăn uống đa dạng, bao gồm thịt, cá, sữa, các loại rau xanh, hoa quả… ,  tuyệt đối tránh ăn kiêng vì thịt là nguồn thực phẩm giàu sắt và protein.
  • Các loại thịt, hải sản chưa qua chế biến đều có thể khiến bạn mắc bệnh đường ruột. Tuyệt đối không nên ăn gỏi cá, thịt tái,…, chỉ sử dụng khi thực phẩm đã được nấu chín.
  • Các mẹ nên bỏ thuốc lá, tránh xa môi trường khói thuốc lá… Thuốc lá gây rắc rối cho sức khỏe của bé, làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân.
  • Nhiều mẹ hiểu sai ý nghĩa câu “Ăn uống cho hai người (mẹ và bé) khi mang bầu”. Thực chất, bạn không cần tăng gấp đôi khẩu phần ăn, chỉ nên tăng khoảng 300kalo/ngày. Mức tăng cân lý tưởng khi mang bầu là từ 10-15kg.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Tin liên quan :
09/09/2015 10:03
Những loại sữa các mẹ bầu nên uống
08/09/2015 09:31
Chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ trong quá trình mang thai
27/08/2015 09:02
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai
24/11/2013 21:19
Chế độ ăn cho phụ nữ khi mang thai
19/11/2013 18:33
Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý
19/11/2013 18:32
8 loại quả dưỡng da tuyệt vời cho mẹ bầu