Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 19/10/2023

PHÂN CHIA THỜI GIAN CHO CÁC BỮA ĂN CỦA TRẺ

Trẻ em cần được ăn 5 – 6 bữa mỗi ngày, bữa ăn nào cũng quan trọng, gọi là bữa ăn phụ, nhưng đối với trẻ em, không có bữa nào là phụ. Đây chỉ là cách gọi để mọi người hiểu: trẻ ngoài 3 bữa sáng – trưa – chiều tối thì trẻ cần thêm bữa khác xen kẽ vào giữa những bữa ăn đó. Các chuyên gia dinh dưỡng có lời khuyên với các bậc cha mẹ như sau:

       1. Trẻ cần được ăn nhiều bữa trong ngày

Trẻ càng nhỏ thì thể tích dạ dày càng nhỏ. Cùng một lúc ta không thể đưa vào trẻ một lượng thức ăn lớn hơn thể tích dạ dày trẻ mà phải phân chia thành nhiều bữa nhỏ. Trẻ nhỏ không chỉ cần ăn để sống mà còn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, phát triển cân nặng, chiều cao, não bộ… Vì vậy phải liên tục làm căng, nới rộng thể tích dạ dày trẻ bằng những bữa ăn no (làm bụng bé phình to ra sau khi ăn).

Các mẹ có thể tăng lượng thức ăn dần dần sao cho vừa sức với trẻ, không nên ép bé quá nhiều dẫn đến bé bị nôn ói sau khi ăn. Ở trẻ em có đặc điểm khi ăn sữa, sữa được vón cục nhanh chóng trong dạ dày nên bé có thể bú vào cùng một lúc lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày của bé. Mặt khác, thức ăn chủ yếu của bé là sữa và thức ăn lỏng, loãng, ít năng lượng, mau tiêu, mau đói… Nên các mẹ phải cung cấp thức ăn thành nhiều bữa trong ngày kể cả ban đêm. Tuy vậy, mẹ không nhất thiết bắt buộc đánh thức trẻ đúng giờ vào ban đêm để ăn nếu tổng số lượng thức ăn ban ngày và bữa tối trước khi ngủ đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Thường trẻ đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn, ở trẻ nhỏ thức ăn đêm thường là sữa để trẻ có thể nhanh chóng ngủ trở lại vì giấc ngủ rất quan trọng để trẻ sinh trưởng.

       2. Thức ăn của trẻ và phân chia thời gian cho các bữa ăn

Bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bắt đầu sau khi thức dậy khoảng 30 phút, có thể là ly sữa, bữa ăn đặc ( cơm, cháo, bún…) tùy theo độ tuổi của bé. Khoảng 2-3 giờ sau là bữa kế tiếp và nên đổi món. Thông thường, một bữa ăn đặc sẽ lâu tiêu hơn khoảng 2,5 – 3 giờ mới tiêu bớt, với sữa thì nhanh hơn, khoảng 2 – 2,5 giờ tùy từng trẻ. Tuy nhiên, trong dạ dày thường không bao giờ hết sạch thức ăn ( trừ khi ăn bữa tối xong, ngủ 6 – 8 giờ sau mới dậy ăn, lúc đó dạ dày rỗng thực sự), đôi khi bữa ăn sau trẻ vẫn bị nôn ra một ít thức ăn cũ của bữa trước. Không nên để khoảng cách bữa lâu quá 4 giờ sẽ không tốt cho bé.

Các bà mẹ tuyệt đối không được cho rằng bữa ăn phụ của trẻ là ly nước cam, bánh qui, kẹo, quả… vì sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ( cả lượng và chất). Những món dùng để “ăn vặt” không được ăn rải rác suốt ngày sẽ làm bé bị no ngang dẫn đến không ăn đủ số lượng cần thiết trong bữa chính.

Khi thấy trẻ tăng cân nặng, chiều cao đều theo đúng yêu cầu trong biểu đồ tăng trưởng, chứng tỏ lượng thức ăn đưa vào hàng ngày là đủ.

Đối với trẻ em, quan trọng nhất là tổng lượng thức ăn đưa vào hàng ngày. Vì vậy, nếu có bữa trẻ gặp món ăn không hợp khẩu vị, bữa ăn được ít… các mẹ có thể điều chỉnh cho bé uống bù một ít sữa ngay sau khi ăn hoặc bữa ăn sau cho gần lại một chút…

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

 

Tin liên quan :
17/10/2023 16:14
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ MỌI LỨA TUỔI
16/10/2023 14:28
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ THỪA CÂN BÉO PHÌ
14/10/2023 09:49
CHĂM SÓC TRẺ KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG KHIẾN TRẺ DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG
13/10/2023 16:31
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI
07/10/2023 14:38
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SUY DINH DƯỠNG VÀ CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
06/10/2023 11:02
7 BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG CHO TRẺ LUÔN KHỎE