Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 25/06/2017

PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÚP TRẺ SUY DINH DƯỠNG MAU TĂNG CÂN

Suy dinh dưỡng ở trẻ là nguyên nhân khiến các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy,… xảy ra và kéo dài khiến trẻ ăn uống kém, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

          Để phát huy hết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, làm thế nào để trẻ ăn nhiều hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Các bà mẹ cần tham khảo một số phương pháp sau đây:

          1. Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao

          Thức ăn được dùng để nấu cho trẻ phải đầy đủ chất dinh dưỡng càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi mà lựa chọn cho phù hợp. Khi chế biến phải cắt nhỏ, nấu mềm và nêm cho vừa, phù hợp với khẩu vị của trẻ. Thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên cắt nhỏ.

          2. Bổ sung dầu mỡ vào món ăn của trẻ

          Dầu mỡ (ưu tiên sử dụng dầu thực vật) cung cấp năng lượng cho cơ thể gấp đôi chất bột, đạm. Một bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần bổ sung một thìa canh dầu. Quan trọng hơn, dầu là dung môi hoà tan các vitamin A, D, E, K giúp trẻ hấp thụ được các loại vitamin này vào cơ thể. Mặt khác, dầu ăn kích thích tiêu hoá  và tăng cảm giác no và no lâu cho trẻ.

          Thời điểm cho dầu ăn: Các bà mẹ nên cho dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc thức ăn ra khỏi bếp nấu (vì khi này dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao). Đồng thời khi cho dầu ăn vào thời điểm này làm cho cháo/bột của trẻ thơm ngon, giữ được màu sắc của thực phầm và giảm sự bay hơi của vitamin tan trong nước (B1, B2…) từ thực phẩm.

          3. Nấu cháo cho trẻ như thế nào?

          Nấu cháo loãng, bé có cảm giác ăn nhiều hơn nhưng thực sự chỉ là nhiều nước, năng lượng sẽ thấp.Tuy nhiên, nấu đặc quá khiến trẻ khó ăn. Các mẹ nên nấu đặc vừa phải & chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho bé dễ ăn hơn.

          4. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ như thế nào?

          Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 giờ. Bữa này để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính trước đó. Bữa ăn phụ trước lúc đi ngủ giúp trẻ ngủ ngon, sâu hơn. Thực phẩm tốt nhất dùng cho bữa ăn phụ là sữa, sữa chua, hoa quả. Tuy vậy, các mẹ nên nhớ không cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.

          Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Chia nhỏ bữa ăn khiến trẻ không có cảm giác bị ăn nhiều, hay bị ép ăn.

          5. Không ép trẻ ăn

          Các mẹ hãy để bé ăn vừa với sức của chúng, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Ép quá khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Bs. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tin liên quan :
12/06/2017 08:47
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ
29/05/2017 08:39
MƯỜI THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
23/05/2017 08:50
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM GIÚP TRẺ TĂNG CÂN
14/05/2017 09:41
LỰA CHỌN SỮA CÔNG THỨC CHO TRẺ SAO CHO PHÙ HỢP
18/04/2017 08:53
NHỮNG LOẠI RAU CÓ NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ NHƯNG LÀ Ổ...
28/03/2017 14:59
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒ ĂN NGUỘI