Trong quá trình sinh trưởng của trẻ, hiện tượng chậm mọc răng có thể do nguyên nhân di truyền và thời điểm sinh của em bé. Trẻ sinh đủ tháng sẽ có răng sớm hơn trẻ sinh thiếu tháng. Vấn đề các bà mẹ cần phải quan tâm là phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng để kịp thời thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ cho phù hợp.
I. Quá trình mọc răng của trẻ
Tiến trình mọc răng sữa của trẻ hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ mọc muộn. Số răng thông thường của trẻ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến 1 tuổi đã mọc đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ tới 02 tuổi vẫn không mọc một chiếc răng nào.
II. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần, tuy chưa mọc răng hoặc mọc răng chậm so với tháng tuổi đó là do sinh lý của trẻ. Nếu trẻ mọc răng chậm kết hợp với một số biểu hiện như trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thóp rộng,… thường là do trẻ bị còi xương do thiếu hụt vitamin D và chế độ dinh dưỡng thiếu canxi , photpho,…
1.Trẻ chậm mọc răng do bị còi xương
Thường gặp ở trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ nuôi bằng sữa ngoài, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông,…
Các dấu hiệu còi xương: trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, xuất hiện rụng tóc ở vùng gáy tạo thành hình vành khăn, thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu ở đỉnh, trán (trán dô), đầu bẹp, cơ nhão, táo bón,… Các mẹ phải đi khám tư vấn và tuân theo chỉ định của bác sỹ để bổ sung vitamin D, canxi dưới dạng thuốc.
2.Trẻ chậm mọc răng do suy dinh dưỡng
Khi trẻ chậm mọc răng lại có số đo về chiều cao, cân nặng thấp hơn trẻ bình thường với các triệu chứng của còi xương nhứ trên là do trẻ bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn của trẻ ngoài việc đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo,… việc hấp thu và chuyển hóa canxi thành canxi của xương phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xúc tác là vitamin D. Do đó các mẹ nên cho trẻ vận động, tắm nắng vào buổi sáng trước 9h.
3.Trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi
Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ khoảng 06 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đủ canxi. Trẻ thiếu canxi thường gặp ở trẻ bú bình (kể cả trẻ bụ bẫm). Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ kém thì cả mẹ và con đều có thể thiếu canxi. Mặt khác, khi tỷ lệ photpho trong thức ăn quá cao trẻ sẽ hấp thụ quá nhiều photpho làm cho hấp thụ canxi giảm đi. Để hấp thụ canxi tốt, các mẹ lưu ý nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu từ ánh sáng mặt trời (80%), nếu thiếu nó sẽ bị rối loạn hấp thu và chuyển hóa canxi
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn