Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một chiều cao lý tưởng. Những câu hỏi đặt ra như: Làm thế nào để con đạt được chiều cao một cách tối ưu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ? Những cột mốc phát triển chiều cao của bé như thế nào? Chúng ta hãy gặp gỡ các bác sỹ tại Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để cùng tìm hiểu các kiến thức cần biết để chăm sóc chiều cao cho con tốt nhất mẹ nhé.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểu chiều cao của trẻ
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, trong đó một số nghiên cứu cho thấy chiều cao của con người được quyết định bới yếu tố di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), rèn luyện thể thao (22%), còn lại là do môi trường, ánh nắng, giấc ngủ, bệnh tật,…
1. Yếu tố dinh dưỡng
Đóng vai trò rất quan trọng để cấu tạo & phát triển cơ thể. Trẻ phải được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, các loại vitamin (A,D,E,K,các vitamin nhóm B... & khoáng chất (canxi, photpho, magie, sắt, kẽm,…).
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, các mẹ nên chú ý:
- Nước uống: là yếu tố rất quan trọng. Mỗi ngày trẻ phải được uống từ 1200ml – 1500ml nước. Nước giúp cho bé tăng chiều cao bằng cách cải thiện sự phát triển của cơ bắp, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, bởi vì phần đĩa đệm của xương sống chứa 90% là nước, các mẹ lưu ý tránh không cho trẻ uống nhiều nước ngọt xôđa sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình phát triển cơ thể.
- Protein (đạm): có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt gà, thịt bò (cần 100g/ngày), trứng (cả lòng đỏ, trắng),. Tuy vậy, các bà mẹ lưu ý trẻ từ 1 tuổi trở lên mới cho ăn lòng trắng trứng.
- Sữa: protein, canxi trong các sản phẩm từ sữa cung cấp năng lượng cho não & cơ thể trong quá trình xây dựng mô não & canxi giúp xương, răng chắc khỏe.
- Sữa chua: là thực phẩm giúp tăng chiều cao của bé một cách tự nhiên, giúp ích cho tiêu hóa. Sữa chua giàu protein, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
- Trái cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh,…) rất giảu vitamin C, có tác dụng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt nhất.
2. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể thao là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ: đi xe đạp, bơi, bóng chuyền, bóng rổ, …sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vận động ít nhất 1 giờ/ngày.
3. Tình trạng giấc ngủ
Rất quan trọng trong quá trình tạo hoocmon tăng trưởng. ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
Trong 1 ngày, trẻ phải ngủ đủ thời gian: trẻ sơ sinh (20h), 2 – 6 tháng (15h – 18h), 6–18 tháng (13h – 15h), 18 tháng – 3 tuổi (12h – 13h), 3 tuổi – 7 tuổi (12h).
II. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ: có 3 giai đoạn
1. Trong giai đoạn mang thai (9 tháng):
Nếu mẹ ăn uống tốt (tăng 10 – 12kg), con đạt chiều cao 50cm lúc chào đời.
2. Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi:
- 3 tháng đầu: tăng 3 – 4 cm / tháng.
- 3 tháng – 6 tháng: tăng 2,5 cm / tháng.
- 6 tháng – 9 tháng: tăng 1,5 – 2 cm / tháng.
- 9 tháng – 12 tháng: tăng 1 – 1,5 cm / tháng.
Như vậy, 12 tháng đầu trẻ sẽ tăng 25 cm. 2 năm tiếp theo, nếu chế độ dinh dưỡng tốt, mỗi năm tăng 8 – 10 cm. Sau 1 năm, trẻ đạt 75 – 78 cm.
3. Giai đoạn dậy thì
Bình thường, con gái từ 10 – 16 tuổi và con trai từ 12 – 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).
Trẻ phát triển thể chất bình thường khi đạt cân nặng và chiều cao trung bình theo tuổi như sau:
- 6 tuổi: cao 116,1 cm, nặng 20,7 kg (với trẻ trai); cao 114,6 cm và nặng 19,5 kg (với trẻ gái).
- 7 tuổi: cao 121,7 cm, nặng 22,9 kg (trẻ trai); cao 120,6 cm, nặng 21,8 kg (trẻ gái).
- 8 tuổi: cao 127cm, nặng 25,3 kg (trẻ trai); cao 126,4 cm, nặng 24,8 kg (trẻ gái).
- 9 tuổi: cao 132,2 cm, nặng 28,1 kg (trẻ trai); cao 132,2 cm, nặng 28,5 kg (trẻ gái).
- 10 tuổi: cao 137,5 cm, nặng 31,4 kg (trẻ trai); cao 138,3 cm, nặng 32,5 kg (trẻ gái).
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn