Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 26/12/2017

THAI NHI SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

   

   Thai nhi suy dinh dưỡng là bào thai đã bị ốm yếu ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, trường hợp xấu nhất là gây tử vong cho thai (thai chết lưu).

       Thai suy dinh dưỡng còn gọi là thai chậm phát triển trong dạ con. Trẻ nhỏ được đẻ ra có thể đủ hoặc non tháng nhưng cân nặng không đạt mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi đó, thai đủ tháng có cân nặng dưới 2,5kg thì đó là thai suy dinh dưỡng.

          I. Nguyên nhân thai bị suy dinh dưỡng

       1. Mẹ

       - Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, mắc bệnh thận, tim, tiểu đường, thiếu máu, ăn uống kém, không đủ no về chất, lượng.

       - Nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.

       - Lao động quá sức, luôn sống trong tình trạng lo sợ,…

       2. Con

       - Tình trạng thai đôi, thai ba,…

       - Thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong bụng mẹ.

       - Thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể.

       3. Trường hợp bất thường

       - Phần phụ thai nhi: rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau.

       - Bất thường ở dây rốn như dây rốn bám mảng

       - Trường hợp không rõ nguyên nhân: tới 20 – 30%

          II. Cách nhận biết thai đã bị suy dinh dưỡng

       1. Triệu chứng thai suy dinh dưỡng không rõ rệt trên cơ thể mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám thai thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi thai.

       2. Các bà mẹ phải nhớ chính xác ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình để bác sỹ tính được tuổi thai chính xác.

       3. Sử dụng máy siêu âm để chẩn đoán, theo dõi tuổi thai, sự phát triển của thai.

          III. Nguy hại của thai suy dinh dưỡng

       - Thai suy dinh dưỡng là thai bị ốm yếu ngay trong bụng mẹ, có thể gây tử vong (thai chết lưu).

       - Nếu đẻ ra, thai suy dinh dưỡng dễ ốm đau, khó nuôi…, tử vong sơ sinh cao. 

       - Thai suy dinh dưỡng nếu nuôi được thường phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.

          IV. Biện pháp phòng chống không để thai suy dinh dưỡng

·         Bà mẹ:

       - Khi có thai cần được ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai như thịt, cá, trứng, hoa quả tươi,…

       - Uống thêm viên sắt/ acid folic từ khi có thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu.

       - Bổ sung canxi bắt đầu từ ba tháng giữa của thai kỳ theo chỉ định của bác sỹ. 

       - Uống vitamin D 1000 đơn vị/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000 đơn vị - 200.000 đơn vị 1 lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

       - Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu sợ hãi,… trong cuộc sống.

       - Không uống rượu, hút thuốc lá,… khi có thai.

       - Khi có thai phải được khám định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để phát hiện kịp thời các bất thường về thai nghén, sự phát triển của thai từ đó và tư vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc không để thai bị suy dinh dưỡng.

       - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đẻ thưa, không đẻ con khi dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Tin liên quan :
18/12/2017 09:44
DINH DƯỠNG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG TỚI TRẺ
12/11/2017 08:38
8 LOẠI QUẢ DƯỠNG DA TUYỆT VỜI CHO MẸ BẦU
09/11/2017 08:51
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH MANG THAI
05/11/2017 08:32
NHỮNG LOẠI SỮA CÁC MẸ BẦU NÊN UỐNG
02/11/2017 09:11
CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN SỬ DỤNG KHI MANG THAI
30/10/2017 09:18
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ KHI MANG THAI