Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 25/08/2024

TRẺ ĂN DẶM THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

  • Thời điểm cho trẻ ăn dặm?

          Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm (ăn bổ sung): Khi trẻ tròn 6 tháng. Giai đoạn này trẻ cần bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Sáu tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó bé cần khoảng 700kcal/ngày. Từ 6 tháng lượng sắt dự trữ không còn, nên cần thiết phải lấy bổ sung từ nguồn thực phẩm.

          Theo truyền thống và khuyến nghị ăn dặm cho trẻ được bắt đầu bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau. Số lượng, số bữa, chất lượng thức ăn và độ đậm đặc cũng cần được tăng dần lên theo tháng, nếu không đảm bảo đầy đủ  các bữa ăndặm cho trẻ kết hợp với sữa (Sữa mẹ, hoặc sữa công thức phù hợp) thì trẻ sẽ còi cọc,phát triển chậm.

  • Ăn dặm thế nào?

          Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu sữa mẹ thiếu) thì trẻ cần được ăn từ 1 – 3bữa bột (tăng dần theo tháng tuổi) đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

          Nhóm cung cấp bột đường: Gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (đặc, khó ăn), ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán ăn và chậm tiêu. 

          Nhóm cung cấp chất đạm (Protein): Thịt (lợn, bò, gà), lòng đỏ trứng (< 1 tuổi),  > 1 tuổi cho trẻ ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng, cá , tôm, cua… 

          Nhóm chất béo (Lipid): Trẻ cần được ăn cả mỡ (mỡ lợn, mỡ gà…) và dầu (đậu nành, vừng lạc, ôliu, cá hồi…),  theo tỷ lệ 1:1 (nên 1 bữa dầu, 1 bữa mỡ). 

          Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin (Rau xanh và củ quả): Nhóm này không sinh năng lượng, nên chỉ cho trẻ vừa đủ: 1 – 3 thìa phù hợp với tháng tuổi, không nên cho quá nhiều mà làm cho bát bột, cháo thấp năng lượng. Trường hợp các trẻ táo, béo phì thì cho tăng nhóm này để tăng chất xơ, hạn chế năng lượng.

  • Chọn thực phẩm bổ sung cho bé:

          Cao năng lượng, giàu vi chất dinh dưỡng: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, hải sản, sữa…có nhiều sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate.

          Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, các sinh vật có hại)

          Không có các hóa chất độc hại

          Không có xương, không cứng

  • Một số điểm cần lưu ý:

          - Với trẻ mới ăn dặm hoặc biếng ăn: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu, chia thành các bữa nhỏ. Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

          - Trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến các dạng khác nhau như súp thịt (cá, tôm, cua…), bún, phở, bánh đa…., trình bày đẹp để kích thích sự tìm tòi, khám phá để bé sẽ hào hứng thích thú với bữa ăn. 

          - Để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.

          - Dầu gấc chỉ nên ăn 1-2 bữa/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

          - Thức ăn không quá nóng, cay, mặn.

          - Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, dân tộc, giá cả hợp lý, dễ nấu

          - Miễn dịch của bé còn non nớt, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, cần rửa sạch và giữ gìn các dụng cụ làm bếp, bát thìa đũa... các dụng cụ của bé luôn được sạch sẽ đảm bảo ATVS.

          - Thức ăn nấu chín nên cho trẻ ăn không quá 1 giờ sau khi nấu (mùa nóng), không quá 2h (mùa lạnh), tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn. Thực phẩm tươi không để quá 03 ngày trong tủ lạnh  

          - Không cho trẻ ăn những bữa phụ có nhiều đường, dinh dưỡng thấp (nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

          - Với các trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: Sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú sữa mẹ), trứng, thịt, cá…

          - Khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

  • Một số sai lầm các mẹ hay mắc trong khi thực hiện chế độ ăn cho trẻ biếng ăn:

          - Không tăng số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn

          - Nấu loãng hơn bình thường (ít đạm, dầu mỡ) làm cho trẻ thiếu cả lượng và chất.

          - Không hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bột/cháo gây thiếu năng lượng.

          - Không cho ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy: Chỉ kiêng trong những trường hợp dị ứng với cá, tôm, cua gây tiêu chảy ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ này rất thấp).

BS. Hoàng Ngọc Anh

-------

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Tin liên quan :
21/08/2024 16:01
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
20/08/2024 15:15
TRẺ CHẬM LỚN, SUY DINH DƯỠNG! NỖI LO CỦA CÁC BÀ MẸ
17/08/2024 14:30
CÁCH CHỌN SỮA ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG CHO BÉ
09/08/2024 15:23
CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ QUA CÁC GIAI ĐOẠN
06/08/2024 11:06
MỘT SỐ ĐIỀU CÁC MẸ KHÔNG NÊN LÀM TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI DƯỠNG TRẺ
02/08/2024 15:45
MỘT SỐ LOẠI VITAMIN BỔ SUNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN