Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu ngày, bé có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện.
I. Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống.
1. Chế độ ăn không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất.
Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, béo…để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con quá nhiều chất đạm ( sữa, cá, thịt…) dư thừa chất béo ( dầu, mỡ), hoặc quá nhiều rau, củ, quả dẫn đến bé có thể bị rối loạn tiêu hóa ( táo bón, tiêu chảy). Mặt khác do không hấp thụ hết nên đi ngoài phân sống.
2. Dùng thuốc kháng sinh liên tục khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, tiêu diệt hệ lợi khuẩn đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột dẫn đến tình trạng bé bị chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
3. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật khiến bé hay bị ốm và phải điều trị bằng kháng sinh. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống.
II. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đi ngoài phân sống
1. Phân của bé rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.
2. Trong phân lợn cợn hạt, nhầy bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được.
3. Có màu ngả xanh ( màu dưa cải).
III. Các mẹ phải làm gì khi bé đi ngoài phân sống.
1. Cho con đến bệnh viện khám, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa của bé.
2. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, kết luận tư vấn của bác sĩ, các mẹ thực hiện đúng chỉ dẫn trong việc sử dụng thuốc, các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.
3. Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc cho bé. Theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con thường xuyên cho tới lúc khỏi bệnh.
IV. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống.
1. Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà, bò…, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, giảm bớt lượng dầu mỡ ăn trong 1-2 tuần.
2. Tạm thời ngừng cho đồ ăn tanh ( tôm, cua, cá, lươn…) cho tới khi phân trở lại bình thường.
3. Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu: Ngô, đỗ, nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh.
4. Thức ăn cho con nấu nhừ băm nhỏ để dễ tiêu hóa. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ ít một.
5. Trong quá trình điều trị mẹ thường xuyên theo dõi phân của bé để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.
6. Cho bé ăn thêm sữa chua hàng ngày, hoặc có thể bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của con bằng cốm vi sinh, vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.
BS. Hoàng Ngọc Anh
-------
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn