Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

adv-news
Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 23/12/2015

Vai trò quan trọng cùa kẽm trong dinh dưỡng trẻ em

       I. Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam

          Thiếu kẽm là vấn đề rất phổ biến trong cộng đồng nhất là ở các quốc gia nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít ăn thức ăn động vật. Viện Dinh Dưỡng vừa công bố tại hội thảo dinh dưỡng tháng 12.2014 vừa qua: 51% trẻ em tại Việt Nam đang trong tình trạng bị thiếu kẽm, thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng thể còi, trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng,… Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất thế giới. Trong các vi chất, khoáng chất có tác dụng đến dinh dưỡng của cơ thể, kẽm là vi khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời.

       II. Dấu hiệu thiếu kẽm

       Ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.

       III. Vai trò của kẽm đối với cơ thể

       Kẽm giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ăn ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm có trong thành phần của các enzym trong cơ thể, kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, giúp duy trì và phát triển hoạt động của hệ thống miễn dịch.

       Nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển. Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn.

       IV. Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể

       Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi (5mg/ngày), 1 – 10 tuổi (10mg/ngày), thanh thiếu niên, người trưởng thành (15mg/ngày ở nam, 12mg/ngày ở nữ).

       Trong 6 tháng đầu cho con bú mẹ cần 19mg/ngày. Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày.

       Canxi có tác dụng làm tăng bài tiết kẽm cho nên không cho uống cùng với kẽm. Để tăng hấp thu kẽm nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.

       V. Cung cấp kẽm cho cơ thể

       Thức ăn giàu kẽm: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá,… Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm nên bú mẹ, lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 – 3mg/lít), sau 3 tháng giảm dần còn 0,9mg/lít. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu là 1,4mg/ngày. Do đó, người mẹ phải ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho 2 mẹ con.

       VI. Các biện pháp phòng chống thiếu kẽm

       – Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm…

       – Bổ sung kẽm vào thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột mì, hạt nêm… Các sản phẩm được bổ sung vi chất được ghi rõ trên nhãn mác về liều lượng và loại vi chất bổ sung. Cần lưu ý thời hạn sử dụng trên nhãn mác.

       – Thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng.

       – Dự phòng và điều trị bệnh liên quan tới thiếu kẽm (nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm giun, bệnh viêm tuỵ, viêm thận…).

       – Phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

       – Tuyên truyền giáo dục cho người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, phòng chống tiêu chảy

       – Phòng chống giun sán

       – Tiêm chủng mở rộng đầy đủ….

       – Dự phòng và điều trị thiếu kẽm (tại cơ sở y tế).

       – Giáo dục dinh dưỡng: Thực hiện truyền thông giáo dục đại chúng, hướng dẫn thực hành để các gia đình biết cách phòng chống thiếu kẽm thông qua chế độ ăn.

Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Tin liên quan :
17/12/2015 09:41
Thai nhi suy dinh dưỡng và cách phòng ngừa
14/12/2015 09:37
Vai trò của nước với sức khỏe con người
11/12/2015 16:05
Những loại trái cây giúp cho trẻ phát triển tốt