I. Làm thế nào để tránh ăn quá nhiều trong một bữa
Đa số người dân trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có mức thu nhập chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Vì vây, lãng phí đồ ăn là hành động kém hiểu biết. Bản tính tiết kiệm đã khiến chúng ta luôn có xu hướng phải ăn hết tất cả đồ ăn được dọn trên bàn, không cần biết đã no hay chưa. Trong cuộc sống hiện tại, chất lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm ngày càng kém đi, nếu chúng ta cứ phải ăn hết tất cả như vậy sẽ rất nhanh chóng “ phát phì”. Hãy xác định một cách rõ ràng, đúng đắn về lượng khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi người. Mặc dù không phải chuẩn xác tới 100% nhưng đã có ý kiến cho rằng khẩu phần ăn hợp lý của bạn được đo bằng kích cỡ của lòng bàn tay bạn. Ví dụ: khẩu phần thịt gà trong một bữa ăn là một lượng chứa vừa trong lòng bàn tay bạn, một quả táo cỡ trung bình và một củ khoai tây nướng cỡ lòng bàn tay…Nguyên tắc này không áp dụng cho những loại rau tươi. Bạn có thể ăn rau xanh, salad tùy thích. Những loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại không nhiều năng lượng. Mọi người hãy dành chút gì đó trong bữa ăn chính cho bữa ăn tiếp theo hoặc bữa ăn nhẹ của mình
II.Phương pháp kiểm soát được khẩu phần ăn hợp lý.
1. Xác định được sự khác biệt giữa cảm giác thỏa mãn cơn đói và cảm giác no căng.
Tuyệt đối không nên ăn tới khi no căng, vì như vậy nguồn năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và đi thẳng đến mông, đùi và bụng. Cảm giác no căng thông báo cho ta biết rằng đã ăn quá nhiều và cơ thể đang tự động tích béo.
2. Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ trên bàn ăn.
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn, uống và chúng ta luôn có ý niệm là phải ăn hết toàn bộ đồ ăn bày ra trên bàn. Do vậy, hãy chuẩn bị trên bàn ăn của mình một lượng thức ăn vừa phải, đủ để chúng ta không còn cảm thấy đói nữa.
3. Không bao giờ gọi quá nhiều đồ ăn, khi ăn bên ngoài.
Đồ ăn nhanh thực chất không chứa các loại chất dinh dưỡng hữu ích nào ngoài việc mang đến tác hại khủng khiếp cho sức khỏe. Nếu bạn thực sự “ cần phải” ăn bên ngoài thì chỉ nên ăn một chút cho đỡ đói, không nên ăn thỏa thích.
4. Nguyên nhân luôn khiến bạn thèm ăn thêm nhiều thứ hoặc vẫn cảm thấy đói sau khi đã ăn rồi, xuất phát từ thực tế là bạn đã chọn đồ ăn sai. Việc chọn đồ ăn hợp lý là vô cùng cần thiết, nó quan trọng hơn việc muốn nhanh chóng lấp đầy cái dạ dày đang đói và lượng thức ăn để lấp đầy nó nữa.
5. Hãy chia nhỏ các bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa mỗi ngày.
Đây chính là nguyên tắc vàng cho việc giảm cân. Ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày giúp bạn không cảm thấy đói thường xuyên, nó còn giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, có nghĩa là cơ thể sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn. Đương nhiên là bạn có kết quả giảm cân nhanh hơn.
6. Khi ăn các bữa ăn nhẹ, nên ăn những bát nhỏ với lượng đồ ăn vừa phải không nên là những tô lớn chứa đầy thức ăn.
7. Khi ăn uống bên ngoài hay ăn rau, salad trước khi bắt đầu món chính.
8. Luôn nhớ và tự nhắc nhở bản thân câu châm ngôn “ Hãy ăn để sống, chứ không phải sống để ăn”.
Bất cứ thứ gì đưa vào cơ thể phải cân nhắc. Ăn là để đảm bảo sức khỏe chứ không phải thỏa mãn cảm giác đói và ham muốn cá nhân. Trong xã hội ngày nay, nguồn thực phẩm vô cùng phong phú, nhưng vấn đề chính là chất lượng. Loại thực phẩm chứa ít chất dinh dưỡng lại chưa nguồn năng lượng rất cao lại vô cùng rẻ, dễ tìm. Có điều nếu thường xuyên ăn những loại thực phẩm này chúng ta sẽ không thu được thứ gì ngoại trừ lớp mỡ thừa ngày càng dày lên, sức khỏe ngày càng kém đi và cuối cùng là cơ thể suy kiệt.
Đã đến lúc chúng ta phải biết cách kiểm soát khẩu phần ăn cho bản thân mình. Kiến thức chưa đủ, bạn hãy vận dụng kiến thức đó để hành động cho tốt hơn nữa trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh