Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email

Đăng ngày: 17/10/2016

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai

1.  Thế nào là trẻ suy dinh dưỡng bào thai.

-  Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Trẻ đẻ ra mặc dù đủ tháng (37-42 tuần) nhưng cân nặng sơ sinh dưới 2.500g.

-  Trong giai đoạn bào thai đã bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận của cơ thể như da, cơ, xương làm trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và hoạt động chuyển hóa liên quan tới các bộ phận não, thận, gan của trẻ phát triển không hoàn thiện. Cụ thể:

Não của trẻ phát triển mạnh trong quý 3 của thai kỳ và hoàn thiện trong 06 năm đầu. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ làm cho não chậm phát triển, trẻ sẽ kém thông minh.

-  Trẻ suy dinh dưỡng bào thai, sau khi sinh nếu được nuôi dưỡng đúng và đầy đủ có thể được phục hồi cân nặng như trẻ bình thường trong vòng 2-3 tháng và sau đó trẻ sẽ phát triển bình thường. Tuy vậy, nếu để tình trạng suy dinh dưỡng tiếp tục kéo dài nhiều tháng sau đẻ thì sau này cân nặng, chiều cao sẽ thấp và trí tuệ của trẻ sẽ kém phát triển.

2.  Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng bào thai.

-  Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai có nguy cơ mắc các bệnh:

+  Hạ đường huyết gây rối loạn nhịp thở.

+  Hạ thân nhiệt

+  Hạ canxi máu gây co giật

Do hệ tiêu hóa của bé kém hoàn thiện vì vậy, cần phải hết sức quan tâm đến chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc bé. Ngay sau khi đẻ mẹ phải cho bé bú sớm, bế bé liên tục để ủ ấm cho bé. Theo dõi sát trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý đã nói ở trên.

-  Dinh dưỡng

+  Đảm bảo cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu. Cho bé bú sớm và bú sữa non trong vòng 01 giờ sau khi đẻ, bú nhiều lần hơn trẻ đủ tháng và cho bú cả ban đêm. Nếu trẻ bú mẹ kém phải vắt sữa mẹ, cho ăn bằng thìa. Nếu mẹ thiếu sữa cho trẻ ăn sữa cao năng lượng dành cho trẻ nhẹ cân.

+  Chỉ cho bé ăn bổ sung khi bé được tròn 06 tháng tuổi. Ăn uống phải đủ chất từ 04 nhóm thực phẩm ( đạm, dầu mỡ, đường bột, vitamin, khoáng chất.)

-  Chăm sóc

+  Chăm sóc da, rốn cho trẻ bằng cách tắm và rửa rốn hàng ngày bằng nước sạch và các dung dịch sát khuẩn.

+  Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.

+  Trong vòng sau sinh 01 tháng mẹ uống một liều vitamin A theo lịch (2 lần/năm).

+  Cho trẻ uống vitamin D sớm phòng còi xương theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.  Những điều cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng bào thai.

-  Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé

+  Bữa ăn của trẻ có đủ 08 nhóm thực phẩm: Ngũ cốc, ( gạo, mì, khoai, củ), thịt, cá, tôm, trứng , sữa, dầu (mỡ), rau xanh, rau củ, quả chín.

+  Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn vì vậy cần cho ăn nhiều bữa trong ngày.

+  Thay đổi cách chế biến cho hợp khẩu vị để trẻ ăn ngon miệng. Nên cho trẻ ăn các món giàu năng lượng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

-  Vệ  sinh ăn uống

+  Đảm bảo “ ăn chín, uống sôi” thức ăn nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, để lâu quá hai giờ phải đun lại cho trẻ ăn.

+  Tránh các thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm.

+  Dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh

-  Vệ sinh cá nhân

+  Tắm rửa thường xuyên cho bé bằng nước sạch, giữ ấm bé, tránh gió lùa ( mùa đông) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

+  Cho trẻ mặc đồ cotton, giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.

+  Tạo cho bé thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt, xúc miệng, đánh răng sau khi ăn.

+  Giữ tay sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, cắt móng tay cho trẻ, không để trẻ lê la nơi đất bẩn…

-  Vệ sinh môi trường

+  Đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ.

+  Đồ chơi, đồ dùng của trẻ cần rửa sạch sẽ, khô ráo.

+  Có đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt và nấu thức ăn cho bé.

-  Chăm sóc tâm lý

+  Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm yêu thương trẻ.

+  Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa, tránh thô bạo trong cử chỉ của người lớn trước mặt trẻ.

-  Chăm sóc trẻ khi bị bệnh

+  Khi trẻ ốm: đặc biệt bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp cần phải biết cách xử trí ban đầu tại nhà và cho trẻ đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

+  Ngoài việc điều trị bằng thuốc cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ hợp lý, giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.

BS. Hoàng Ngọc AnhPhòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tin liên quan :
06/10/2016 14:52
Bảo quản sữa mẹ vắt ra để sử dụng cho trẻ nhỏ
24/09/2016 14:56
Dậy thì sớm ở trẻ_ các biện pháp phòng tránh.
15/09/2016 08:29
Làm thế nào để nuôi con cao lớn?
12/09/2016 09:47
Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
08/09/2016 11:25
Mẹ rèn luyện khả năng tập trung cho bé như thế nào
07/07/2016 14:39
Theo dõi sự phát triển vận động của trẻ giai đoạn 1 tuổi - 6 tuổi