Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email

Đăng ngày: 31/12/2016

Trẻ đi ngoài phân sống

Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu ngày, bé có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện.

I.  Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống.

1.  Chế độ ăn không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất.

Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, béo…để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.  Nếu chế độ ăn của con quá nhiều chất đạm ( sữa, cá, thịt…) dư thừa chất béo ( dầu, mỡ), hoặc quá nhiều rau, củ, quả dẫn đến bé có thể bị rối loạn tiêu hóa ( táo bón, tiêu chảy). Mặt khác do không hấp thụ hết nên đi ngoài phân sống.

2.  Dùng thuốc kháng sinh liên tục khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, tiêu diệt hệ lợi khuẩn đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột dẫn đến tình trạng bé bị chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

3.  Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật khiến bé hay bị ốm và phải điều trị bằng kháng sinh. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống.

II.  Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đi ngoài phân sống

1.  Phân của bé rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.

2.  Trong phân lợn cợn hạt, nhầy bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được.

3.  Có màu ngả xanh ( màu dưa cải).

III.  Các mẹ phải làm gì khi bé đi ngoài phân sống.

1.  Cho con đến bệnh viện khám, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa của bé.

2.  Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, kết luận tư vấn của bác sĩ, các mẹ thực hiện đúng chỉ dẫn trong việc sử dụng thuốc, các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

3.  Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc cho bé. Theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con thường xuyên cho tới lúc khỏi bệnh.

IV.  Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống.

1.  Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà, bò…, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, giảm bớt lượng dầu mỡ ăn trong 1-2 tuần.

2.  Tạm thời ngừng cho đồ ăn tanh ( tôm, cua, cá, lươn…) cho tới khi phân trở lại bình thường.

3.  Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu: Ngô, đỗ, nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh.

4.  Thức ăn cho con nấu nhừ băm nhỏ để dễ tiêu hóa. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ ít một.

5.  Trong quá trình điều trị mẹ thường xuyên theo dõi phân của bé để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

6.  Cho bé ăn thêm sữa chua hàng ngày, hoặc có thể bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của con bằng cốm vi sinh, vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.

BS. Hoàng Ngọc AnhPhòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tin liên quan :
22/12/2016 14:44
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN DÙNG VITAMIN TỔNG HỢP
22/12/2016 14:34
Bệnh tiểu dắt ở trẻ em.
15/12/2016 08:49
Bệnh viêm xoang-các mẹ cần biết trong giai đoạn thời tiết giao mùa
11/12/2016 08:58
Tại sao trẻ ăn nhiều vẫn bị chậm phát triển ( còi)
22/11/2016 08:34
NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HẤP THU CANXI CHO CƠ THỂ
20/11/2016 14:56
Tật mút tay ở trẻ và biện pháp khắc phục