Đang thực hiện
Top adv

Tìm kiếm

Phòng khám dinh dưỡng
Dịch vụ tư vấn
Đội ngũ chuyên gia và bác sỹ
Hotline: 0969 59 59 38 - 024.3259.5938
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Đăng ký nhận nhận tin phòng khám:
Đăng ký ngay để nhận thông tin phòng khám qua email
TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

TRẺ BỊ NHIỄM GIUN – BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

15:20 | 19/02/2021
Ở Việt Nam, trẻ em rất dễ dàng mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. Trẻ bị nhiễm giun do ăn thức...
BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

BỆNH GIUN SÁN Ở TRẺ NHỎ

14:48 | 24/11/2020
Tất cả mọi người đểu có thể mắc bênh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun đường ruột ít được mọi người quan tâm đúng mức do...
BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

BÉ HAY NÔN BÁO HIỆU NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:29 | 20/10/2020
Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn, hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng...
TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

TẮM NẮNG CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

14:25 | 07/10/2020
Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên...
PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG

14:23 | 12/09/2020
Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ,...
CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

CHUỐI – LOẠI QUẢ HỮU ÍCH CHO SỨC KHỎE

14:35 | 03/09/2020
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cuộc sống khỏe mạnh. - Không gây béo và không tăng nguy cơ tiểu đường. - Giúp giảm cân và giảm...

Đăng ngày: 04/07/2017

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng tới tuổi thiếu niên. Chế độ ăn & chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng. Sự thay đổi chế độ ăn của trẻ qua các giai đoạn đòi hỏi các mẹ phải có kiến thức, kinh nghiệm mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

          1. Giai đoạn 0 – 1 tuổi

          Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, các mẹ không cần phải tuân thủ các quy định về khối lượng thức ăn, thời gian ăn đối với bé. Các mẹ nên biết cách phân biệt ý muốn của bé qua tiếng khóc. Khi bé khóc, đầu tiên kiểm tra tã xem bé có cần thay tã không, nếu không hãy kiểm tra bé có đói không bằng cách chạm nhẹ ngón tay vào 2 bên mép bé, nếu bé quay đầu về hai bên theo ngón tay, đó là dấu hiệu bé đang đói.

          Chế độ ăn của bé từ 0 – 1 tuổi thay đổi qua các giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:

·         0 – 3 tháng tuổi

          Ở giai đoạn này không có nguyên tắc về thời gian, cứ thấy bé đói là cho bú, không hạn chế số lần bú. Chú ý trong ngày có ít nhất 1 bữa phải đảm bảo bé được bú no theo nhu cầu.

·         4 – 6 tháng tuổi

          Số bữa ăn trong ngày là 6 – 8 bữa. Từ tháng thứ 5 không nên cho trẻ bú lúc nửa đêm để tập cho trẻ thói quen không ăn đêm. Trẻ có thể ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Nếu tới tháng thứ 6 bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm chỉ nên cho ăn ít & không lấn át các bữa sữa chính.

·         7 – 10 tháng tuổi

          Số lượng bữa ăn là 6 bữa / ngày. Trong đó gồm 4 – 5 bữa sữa & 1 – 2 bữa ăn dặm. Trong thời gian trước lúc bé ngủ, sau khi ăn no không nên cho bé ăn thêm đồ ăn khác.

·         10 – 12 tháng tuổi

          Số bữa ăn của bé giảm còn 5 bữa / ngày. Trong đó gồm 3 bữa sữa, 2 bữa ăn. Trong giai đoạn này, bữa ăn của bé tốt nhất là vào bữa ăn chính của gia đình. Lượng sữa bé uống thêm 600 ml/ ngày trở lên.

          2. Giai đoạn 1 – 3 tuổi

          Bé đã bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể. Các mẹ bắt đầu rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi…

          Lưu ý: không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé đi ăn rong làm ảnh hưởng đến tâm lý, dạ dày của bé.

          3. Giai đoạn 3 – 6 tuổi

          Thức ăn cho trẻ nên phong phú về thành phần. Tuy nhiên, ngũ cốc đóng vai trò chính. Thường xuyên cho bé ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày. Bé cần được ăn đủ 3 bữa/ ngày, cộng thêm 1 – 2 bữa ăn nhẹ, cho phép bé lựa chọn món ăn trong giới hạn cho phép.

          4. Giai đoạn tuổi nhi đồng – thiếu niên

          Độ tuổi này hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 – 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: ăn sáng chiếm 25 – 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 – 40%, ăn tối chiếm 30 – 40%. Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi.

Bs. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tin liên quan :
02/07/2017 08:49
CÁCH CHỌN SỮA ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG CHO BÉ
29/06/2017 08:31
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SUY DINH DƯỠNG VÀ CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
23/06/2017 08:53
BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM TRONG THỜI KỲ ĂN DẶM
21/06/2017 09:17
MỘT SỐ SAI LẦM CỦA CÁC BÀ MẸ KHI NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ
18/06/2017 08:44
CẢI THIỆN CHIỀU CAO CỦA TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MÀ CÁC BÀ MẸ NÊN BIẾT
14/06/2017 08:25
8 CÁCH GIỮ SỨC KHỎE TRONG MÙA HÈ